chức xây dựng Đảng và đúc kết những kinh nghiệm hoạt động lý luận và
thực tiễn trong thời gian ở Pháp. Quan tâm đến phong trào công nhân quốc
tế, Người viết một loạt bài báo về chủ đề này, tiêu biểu là các bài Phong
trào công nhân Nhật Bản (9-11-1923), Phong trào công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ
(l-l-1924), Phong trào công nhân ở Viễn Đông (25-l- 1924) và Đoàn kết
giai cấp (5-1924). Nội dung chủ yếu những bài viết đó phản ánh phong trào
công nhân các nước vùng dậy đấu tranh chống ách áp bức của giới chủ và
ngoại bang ở mức độ khác nhau. Nguyễn Ái Quốc nhận định rằng: Sau khi
cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, giai cấp vô sản "bắt đầu được
tổ chức một cách chặt chẽ"
124
, do đó, họ thu được một số thắng lợi trong
các cuộc đình công. Tận mắt chứng kiến sự ủng hộ của cách mạng Nga đối
với phong trào giải phóng thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc viết bài Cách mạng
Nga và các dân tộc thuộc địa, khẳng định rằng cách mạng Nga không vừa
lòng với những bài diễn văn rỗng tuếch đối với các dân tộc bị áp bức, mà
cách mạng Nga đã dạy cho họ đấu tranh, giúp đỡ họ một cách thiết thực.
Biểu hiện là cách mạng Nga đã triệu tập Đại hội Ba Cu, có 21 dân tộc
phương Đông cử đại biểu đến dự. Tại đại hội, giai cấp vô sản phương Tây
và phương Đông đã "thân mật nắm tay nhau và cùng nhau tìm cách đấu
tranh có hiệu quả chống chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của họ"
125
. Sau
đó, nước Nga còn thành lập Trường Đại học Phương Đông nhằm huấn
luyện cho các chiến sĩ tiên phong nguyên lý đấu tranh, "làm cho các dân tộc
thuộc địa - từ trước đến nay rời rạc với nhau - hiểu biết nhau, và đoàn kết
với nhau..."
126
.
Thực tiễn sinh động của phong trào công nhân ở các nước thuộc
địa, phụ thuộc và thực tiễn nhân dân lao động nước Nga kiên cường vượt
mọi khó khăn để xây dựng chế độ mới, hết lòng ủng hộ cách mạng thuộc
địa đã làm phong phú thêm những cứ liệu để Nguyễn Ái Quốc khái quát
thành lý luận phổ biến đến nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có nhân
dân Việt Nam về những nhân tố cơ bản bảo đảm cho cuộc cách mạng giải
phóng ở thuộc địa thắng lợi.