chủ nghĩa đế quốc. Với việc lên án chủ nghĩa thực dân một cách hệ thống,
có căn cứ xác thực, Người đã thực hiện biện pháp tố cáo chính trị sắc bén,
giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống chính quyền thuộc địa, đồng thời cổ
vũ quần chúng đứng dậy đấu tranh đạp đổ chế độ thối nát đó.
Trong thời kỳ đó, có nhiều người đề cập đến vấn đề này, nhưng sự
phân tích về chủ nghĩa thực dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lúc đó vượt
hẳn tất cả những gì mà những nhà lý luận mácxít đề cập tới. Người đã xây
dựng nên một hệ thống những quan điểm khoa học đầy thuyết phục về sự
nghiệp giải phóng khỏi ách áp bức thực dân. Sự phân tích về chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân thể hiện qua nhiều tác phẩm làm sáng tỏ luận
điểm quan trọng mà Nguyễn Ái Quốc muốn lưu ý giai cấp vô sản quốc tế
và nhân dân lao động thế giới: “Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng
trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc
địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ
được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa"
119
.
Quan điểm sử dụng bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách
mạng còn được Người diễn đạt súc tích, sinh động. Khi đề cập về mối quan
hệ giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc.
Người viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai
cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở
thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi.
Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút
máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại
sẽ mọc ra"
120
. Với hình tượng độc đáo: muốn giết chết con đỉa phải đồng
thời cắt cả hai cái vòi của nó, Nguyễn Ái Quốc đã đúc kết cô đọng lý luận
về chủ nghĩa đế quốc, thực dân và mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở
thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, góp phần phát triển sự đoàn
kết giai cấp vô sản quốc tế và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cùng
chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thực dân.