LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 155

bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa!”

116

.

Nguyễn Ái Quốc viết tiếp: "Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì
những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt
như có phép lạ... Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải
người ta đã lột hết của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh
mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ, v.v. trước khi đưa họ
đến Mácxây xuống tàu về nước đó sao?... Thế là những "cựu binh” -đúng
hơn là cái xác còn lại - sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lý
nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì
đến chính nghĩa và công lý cả"

117

.

Nguyễn Ái Quốc không chỉ nghiên cứu ách thống trị của thực dân

Pháp ở các nước thuộc địa của Pháp mà Người còn nghiên cứu ách thống
trị của thực dân Anh ở các thuộc địa của họ. Sau nhiều bài viết đề cập đến
nỗi thống khổ của nhân dân Ấn Độ, Trung Quốc... dưới ách thống trị ngoại
bang, tháng 5-1925, Nguyễn Ái Quốc viết bài báo nổi tiếng nhan đề Lối cai
trị của người Anh
đăng lên báo Le Paria (số 33, tháng 4 + 5-1925) và tập
san Inprekorr (ngày 8-4-1925). Bài báo phân tích sâu sắc những âm mưu
mới của người Anh đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Xu Đăng: "Chủ nghĩa đế
quốc Anh muốn thi hành ở Trung Quốc một chính sách tích cực và "mạnh
mẽ". Để bắt đầu, người ta đã đề nghị với Hội nghị Luân Đôn ngày 24 tháng
11 vừa rồi rằng những đường sắt ở Trung Quốc phải do các lực lượng quân
sự Mỹ, Nhật, Bỉ, Pháp và Anh kiểm soát và giám sát"

118

. Đầu năm 1925,

thủ đô của Ấn Độ bỗng nhiên bị chính quyền thực dân Anh áp dụng "Đạo
luật phòng thủ Ấn Độ" năm 1918, tức là đạo luật bất thường thiết lập tình
trạng giới nghiêm tăng cường. Dưới chế độ ấy, tất cả những viên chức và
cảnh sát Anh, từ cấp thanh tra trở lên, đều có quyền bắt bớ và giam giữ
những người Ấn Độ bị tình nghi. Đối với châu Phi, thực dân Anh đã biến
Xu Đăng thành một đồn điền rộng lớn, phục vụ nhà nước bảo hộ.

Như vậy, với việc phân tích một cách khoa học bản chất của chủ

nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã góp
phần làm phong phú thêm những luận điểm của V.I.Lênin về bản chất của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.