LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 153

Cùng với việc vạch trần bản chất gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa

đế quốc, Nguyễn Ái Quốc còn đi sâu nghiên cứu bản chất ăn bám, bóc lột
của chủ nghĩa thực dân. Nhằm làm rõ bản chất và thủ đoạn thống trị của
chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa để làm cơ sở khẳng định: trước chế độ bạo
lực thực dân, muốn giải phóng khỏi ách áp bức dân tộc, không còn con
đường nào khác là phải sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản
cách mạng, Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian nghiên cứu nguồn tài
liệu trong các kho lưu trữ, thư viện nước Pháp. Kết hợp các nguồn tài liệu
đó với vốn hiểu biết phong phú, qua khảo sát thực tiễn đời sống nhân dân
nhiều nước thuộc địa từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc viết
hàng loạt bài báo nổi tiếng đăng trên nhiều tờ báo của nước Pháp và báo
Người cùng khổ (Le Paria, do Người sáng lập). Trên cơ sở những bài báo
đó, Người hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm Đông Dương (1923-1924) gồm 17
bài. Trong thời gian ở Liên Xô dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người đã
dành thời gian hoàn chỉnh tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12
chương. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được Thư quán Lao động
Pari xuất bản năm 1925.

Bằng những chứng cứ cụ thể, xác thực và sắc bén, Nguyễn Ái Quốc

đã chọc thủng sự bưng bít có hệ thống của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc
địa, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ tội ác không thể tưởng tượng được
của thực dân Pháp ở Đông Dương và các nước thuộc địa khác của chúng.
Người vạch ra rằng, để bảo đảm thu được lợi nhuận tôi đa, chính quyền
thực dân Pháp thi hành thủ đoạn độc quyền kinh tế. Chúng độc quyền kinh
doanh, độc quyền nắm phương tiện giao thông vận tải, khai thác quặng,
chiếm đất đai lập đồn điền; độc quyền xuất, nhập khẩu, v.v.. Chính quyền
thực dân đặc biệt ưa thích áp dụng lối bóc lột thời trung cổ. Đó là chế độ
thuế khóa vô cùng nặng nề và hết sức vô lý, vô nhân đạo như thuế thân,
thuế chợ, thuế đò; thuế nộp cho ngân sách Đông Dương, ngân sách xứ,
tỉnh; thuế phần trăm nộp cho quan lại, kỳ hào trong thôn, xã và hàng trăm
thứ thuế khác. Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế thực dân, thu được lợi
nhuận tối đa, thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế về chính trị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.