những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản
của một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác.
Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những
người vô sản da trắng"
105
. Sau khi phân tích những động thái hoạt động
quân sự của quân Nhật ở đảo Yáp, quân Anh ở Xinhgapo, quân Pháp, Mỹ ở
khu vực Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc kết luận: "Sau hội nghị
Oasinhtơn, việc tranh giành thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt hơn. Bọn
đế quốc ngày càng trở nên điên cuồng hơn; những cuộc xung đột chính trị
ngày càng trở nên không thể tránh khỏi. Những cuộc chiến tranh đã từng nổ
ra vì vấn đề Ấn Độ, châu Phi và Ma Rốc. Những cuộc chiến tranh khác sẽ
có thể nổ ra vì vấn đề Thái Bình Dương, nếu giai cấp vô sản không cảnh
giác”
106
.
Cũng trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc còn quan tâm đến kế
hoạch của các nước đế quốc lớn nhằm làm sống lại ngành công nghiệp
quân sự của Đức vốn đã bại trận trong chiến tranh, hướng nước Đức vào
con đường chống Liên Xô và các nước khác. Năm 1924, hội nghị đại biểu
các nước thắng trận họp ở Luân Đôn, Thủ đô nước Anh, đã thông qua kế
hoạch Đaoxơ nhằm thực hiện mưu đồ ấy. Vạch rõ nguy cơ của kế hoạch đó
đối với giai cấp vô sản thế giới, Nguyễn Ái Quốc viết: "Chủ nghĩa tư bản
quốc tế đang điên cuồng tích lũy. Kế hoạch của các nhà chuyên môn đang
tổ chức việc nô dịch công nhân Đức... Việc nô dịch hoàn toàn giai cấp vô
sản Đức chắc chắn sẽ dẫn tới việc nô dịch giai cấp vô sản châu Mỹ và châu
Âu. Kế hoạch Đaoxơ là một sự tấn công trực tiếp vào giai cấp công
nhân"
107
.
Người đặc biệt quan tâm theo dõi chiến lược quân sự của các nước
đế quốc đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Người, tiêu điểm
mà chủ nghĩa đế quốc đang “dòm ngó" chính là nước Trung Quốc rộng lớn,
dân số đông, có nguồn nguyên liệu dồi dào và một thị trường rộng lớn. Tuy
nhiên, Trung Quốc là "miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ nghĩa đế
quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một cái được”
108
, thế là chúng "cắt
vụn Trung Quốc ra: cách này chậm hơn nhưng khôn hơn"
109
. Phân tích tình