hình Trung Quốc lúc đó, Nguyễn Ái Quốc viết: "Nhìn vào bản đồ Trung
Quốc, ta thấy rằng hầu hết các hải cảng quan trọng, hầu hết các vị trí chiến
lược, hầu hết các trung tâm sản xuất hiện đại đều bị nước ngoài chiếm
đóng. Song bản đồ vẫn chưa nói được hết. Bản đồ vẫn chưa chỉ rõ được ảnh
hưởng của tư bản nước ngoài lan rộng tới đâu, cũng chưa chỉ rõ được tầm
đại bác của bọn đánh thuê của nước ngoài có thể bắn tới tận đâu”
110
. Mỗi
nước đế quốc can thiệp vào Trung Quốc đều vì lợi ích riêng. Theo Nguyễn
Ái Quốc, nước Pháp đã chiếm được Đông Dương, muốn xâm lược miền
Nam Trung Quốc. Nước Anh chiếm được Hương Cảng, đã kiểm soát được
các nguồn sản xuất nên không đời nào Anh lại chịu để cho Pháp trở thành
một cường quốc thực dân thực sự ở châu Á; hơn nữa, Ấn Độ đã thức tỉnh
đang bắt đầu gạt bỏ ách áp bức kinh tế của nước Anh, cho nên họ phải tìm
cách vớt bù lại ở Trung Quốc. Nước Nhật lăm le chiếm lấy vài ba tỉnh của
Trung Quốc, nhưng Mỹ lại không chịu để thế, vì nó sẽ là một mối nguy cho
Mỹ. Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thị trường và có thể là một đồng minh
trong cuộc xung đột với Nhật Bản. Chính vì các lợi ích đó nên các nước đế
quốc đua nhau gửi tối hậu thư và huy động các hạm đội đến mặt biển Trung
Quốc, tập trung tàu chiến vào Thượng Hải và của sông Dương Tử. "Việc
can thiệp vào Trung Quốc là một cuộc tấn công trực tiếp vào giai cấp công
nhân"
111
.
Như vậy, tiếp theo sự phân tích của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
- Lênin về bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, Nguyễn Ái
Quốc tiếp tục bổ sung và chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất là không hề thay đổi, trái lại, bản chất gây chiến,
xâm lược, đàn áp cách mạng ngày càng điên cuồng hơn. Kết luận Người rút
ra là: giai cấp vô sản thế giới phải luôn luôn cảnh giác, ngăn ngừa chiến
tranh đế quốc; phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách
mạng. Người nhấn mạnh: "Trong thời gian ngắn nhất phải tạo ra một phong
trào đối kháng mang tinh thần cộng sản, chống chủ nghĩa tư bản và hai hình
thức đặc biệt của nó là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt và chủ
nghĩa pháo thuyền ở các thuộc địa”
112
.