LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 154

Chúng dùng lối cai trị trực tiếp và thẳng tay đàn áp, không cho người dân
thuộc địa được hưởng quyền ngôn luận, tự do dân chủ. Mọi quyền hành đều
nằm trong tay người Pháp.

Người dành hẳn một chương - chương VI - trong tác phẩm Bản án

chế độ thực dân Pháp để vạch trần "tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị”
thuộc địa. Bằng số liệu cụ thể lấy từ kho lưu trữ của nước Pháp, Người mô
tả các viên chức thuộc địa là những tên ăn bám. Chính bọn đó là những tên
đục khoét ngân sách một cách thô bỉ nhất. Để bù vào chỗ thâm hụt ngân
sách, chính quyền thuộc địa dùng thủ đoạn lừa đảo, áp đặt vô nhân đạo.
Trước hết, họ phát các khoản lợi tức công trái, bắt các xã bán ruộng công
để mua. Sau đó, họ đòi những người có "máu mặt" đến, ấn cho mỗi người
một biên lai đã ghi sẵn số tiền và hạn kỳ nộp, nhưng vì "ruột két của chính
phủ thì rộng thênh thang, mà số những nhà công thương bản xứ thì không
nhiều, cho nên số công trái ấn vào cho họ không đủ để nhét đầy cái ruột két
không đáy kia"

113

, thế là nhà nước bảo hộ gõ vào đám đông dân nghèo, bắt

hai, ba người cùng chung nhau mua một cổ phiếu. Về văn hóa, thực dân
Pháp ra sức thực hiện chính sách văn hóa nô dịch. Chúng thực hành chính
sách ngu dân triệt để. “Làm cho dân ngu để dễ trị”, đó là chính sách mà
các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”

114

.

Điều mà Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm nghiên cứu là thủ đoạn

thống trị bằng quân sự, đánh vào nhân dân thuộc địa và chính nhân dân
nước chúng một thứ thuế mà Người gọi là “thuế máu”. "Thuế máu” là đầu
đề của chương đầu tiên trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
Trong mục “Chiến tranh và "người bản xứ””

115

, Nguyễn Ái Quốc viết rằng,

những người dân thuộc địa giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn
của các quan cai trị, ấy thế mà cuộc chiến tranh vừa bùng nổ, thì lập tức họ
biến thành những đứa "con yêu”, những người "bạn hiền" của nhà nước bảo
hộ. Đùng một cái, họ được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo
vệ công lý và tự do". Nhưng họ đã phải trả giá khá đắt cái "vinh dự" đột
ngột ấy. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất “tổng cộng có 700.000
người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.