Ngổn ngang lời vắn ý dài,
Anh em đã thấu lòng này cho chưa"
101
.
Với những hoạt động sôi nổi, nhạy bén của Nguyễn Ái Quốc, tinh
thần yêu nước của nhân dân được thức tỉnh, cổ vũ.
Ngay sau khi bản Yêu sách của nhân dân An Nam được công bố,
bọn bồi bút thực dân lồng lộn công kích: "cứ theo đà này thì bọn dân thuộc
địa sẽ lên ngang hàng với người Pháp... Không được, phải kìm giữ chúng
mãi mãi trong vòng nô lệ"
102
.
Do nhu cầu đấu tranh tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc viết một loạt bài
báo tố cáo trước dư luận quốc tế sự giả dối của bọn bồi bút, luận tội đanh
thép chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, những kẻ đã gây ra đau khổ
đối với nhân dân các nước thuộc địa. Tiếp đó, trước những âm mưu mới
của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc
viết một loạt bài vạch trần bản chất gây chiến, xâm lược của chúng nhằm
tạo điều kiện cho việc tập hợp lực lượng chống kẻ thù.
Sau Hội nghị Vécxây, các nước thắng trận trong Chiến tranh thế
giới thứ nhất không chỉ tước đoạt các vùng ảnh hưởng của Đức mà còn xâu
xé cả miền Ruya là khu vực công nghiệp than và luyện kim quan trọng của
nước Đức. Tiếp đó, tháng 1-1923, đế quốc Pháp ấp ủ mưu đồ nắm ưu thế ở
châu Âu, nên đã cùng Bỉ chiếm đóng miền Ruya, làm cho tình hình trở nên
nghiêm trọng. Theo dõi những diễn biến đó, ngày 1-2-1923, Nguyễn Ái
Quốc viết bài Bộ sưu tập động vật, vạch trần những âm mưu của chủ nghĩa
đế quốc và nguy cơ tiềm ẩn của sự xung đột quân sự mới giữa các nước đế
quốc với nhau. Người viết: "Cái con chó ngắn mõm (ám chỉ nước Anh lúc
đó - TG) chẳng đã chạy đến nhe bộ răng khả ố của nó ra mà xé toạc cả cơ
cấu của Hội nghị Pari đó sao? Thành thử con khỉ Phlamăng và con gà sống
Gôloa (ám chỉ Bỉ và Pháp - TG) phải một mình đương đầu với con phượng
hoàng Giécmanh ở miền Ruya"
103
.