LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 147

hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy
trước, chuẩn bị trước"

96

, vì vậy ta đã giành thắng lợi trong các cuộc chiến

tranh cách mạng. Nghiên cứu tư tưởng của Người, báo Maininchi Simbun
(Nhật Bản) đã viết: "Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra và thực tế đã để lại tư
tưởng và một mẫu mực trong thời đại giải phóng thuộc địa"

97

.

2. Phá bỏ ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc, thực dân bằng bạo lực cách mạng

Đầu năm 1919, các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế

giới thứ nhất họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp) để chia lại thị trường và khu
vực ảnh hưởng, chủ yếu là cho Mỹ, Anh, Pháp. Tổng thống Mỹ Uynxơn
đến Hội nghị với “kế hoạch 14 điểm” đề cao quyền dân tộc tự quyết, thực
chất là nhằm lôi kéo nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, tranh giành
ảnh hưởng với các nước đế quốc khác.

Là người đã nhiều năm sống và làm việc trong lòng thế giới phương

Tây, Nguyễn Ái Quốc không xa lạ gì bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực
dân, nhất là các đế quốc Anh, Mỹ, Pháp. Tuy vậy, để nêu cao tiếng nói
chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế, Nguyễn Ái Quốc
đã thay mặt những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi đến Hội nghị
Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam, yêu sách 8 điểm

98

: "đòi ân xá

cho tất cả các tù chính trị người bản xứ, đòi cải cách pháp chế ở Đông
Dương bằng ban hành những bảo đảm cho người bản xứ cũng như người
âu, đòi tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạy học, đòi thay chế
độ sắc lệnh bằng chế độ pháp luật; và sau cùng, đòi có một đoàn đại biểu
thường trực của dân bản xứ, được bầu vào Nghị viện Pháp"

99

. Bản Yêu sách

của nhân dân An Nam cũng như bản yêu sách của các đoàn đại biểu Trung
Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên đều không được các nhà chính trị tư bản đế quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.