Đảng ra Chỉ thị về công tác tổ chức. Chỉ thị giải thích rõ thêm: “Đảng Cộng
sản là tổ chức cao hơn hết của giai cấp vô sản. Nghĩa là bên dưới Đảng
Cộng sản còn có những tổ chức thông thường của quần chúng vô sản và
của các từng lớp ngoài vô sản. Đảng phải lãnh đạo những tổ chức ấy, nhưng
lãnh đạo bằng cách thuyết phục, bằng cách đề nghị trong các hội quần
chúng. Muốn thế, những người cộng sản phải vào làm việc trong các hội
quần chúng đề nghị ý kiến của Đảng trong các hội đó, làm cho đa số quần
chúng tán thành chủ trương của Đảng. Như thế là Đảng lãnh đạo quần
chúng”
65
. Về trách nhiệm của Đảng, Chỉ thị xác định: “Hiện thời trách
nhiệm của Đảng ta phải sửa soạn võ trang khởi nghĩa cho nên các đồng chí
phải đặc biệt nghiên cứu những hình thức tranh đấu võ trang... Phải tổ chức
những ủy ban quân sự chính trị chỉ huy các khu vực đặc biệt của các bộ đội
du kích và trong hoàn cảnh trực tiếp cách mệnh những ủy ban này phải đổi
làm ủy ban quân sự cách mệnh do ủy ban quân sự toàn xứ hoặc toàn quốc
chỉ huy”
66
.
Quan điểm khởi nghĩa toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phản
ánh trong các văn kiện, tác phẩm của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là
ánh sáng soi đường cho thực tiễn khởi nghĩa vũ trang trong thời kỳ Cách
mạng Tháng Tám, mang tính toàn dân rộng rãi và thực sự là cuộc khởi
nghĩa của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2.Khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
Cùng với quan điểm khởi nghĩa toàn dân, Đảng ta còn nêu rõ quan
điểm về hình thức khởi nghĩa; đó là quan điểm khởi nghĩa từng phần tiến
lên tổng khởi nghĩa.