biệt lưu ý đến hai vấn đề then chốt là nhanh chóng xây dựng thực lực cách
mạng hùng hậu và xác định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước.
Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang và thực tiễn
phong phú của cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 1940, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ tám xác định những điều kiện chủ quan và
khách quan “gây ra cuộc khởi nghĩa bằng võ trang”
74
là: “1) Mặt trận cứu
quốc đã thống nhất được toàn quốc 2) Nhân dân không thể sống được nữa
dưới ách thống trị của Pháp - Nhật, mà đã sẵn sàng hy sinh bước vào con
đường khởi nghĩa. 3) Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng
hoảng phổ thông đến cực điểm vừa về kinh tế, chính trị lẫn quân sự. 4)
Những điều kiện khách quan tiện lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như
quân Tàu đại thắng quân Nhật. Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nhật nổi
dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách
mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Tàu hay quân Anh -
Mỹ tràn vào Đông Dương”
75
.
Phân tích xu hướng phát triển của tình hình thế giới và trong nước,
Hội nghị nhận định tình hình thế giới biến chuyển sẽ làm cho tình hình
Đông Dương thay đổi có lợi cho cách mạng; ách thống trị của Pháp - Nhật
tuy chưa bước vào thời kỳ khủng hoảng phổ thông đến cực điểm nhưng
nhất định trong thời gian tới, cuộc chiến tranh sẽ chuyển biến có lợi cho
phe dân chủ, chính quyền Pháp và chính quyền Nhật lung lay đổ nát, thì lúc
đó chúng không thể đem sức đàn áp cách mạng của ta. Còn đối với dân ta,
tuy đã vô cùng khổ sở nhưng cũng chưa phải đã hết đường sống, cho nên
chưa quyết liệt bước vào con đường đấu tranh. Nhưng rồi đây, khi tình thế
chết đã đến chân, thì quần chúng nhất định phải đứng lên chống giặc. Đến
lúc đó, cả thế giới như một nồi nước sôi, cách mạng Đông Dương sẽ có
bước phát triển nhảy vọt mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân.