Kết luận
Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam giai đoạn 1858-1945 gồm nhiều
nội dung phong phú; các nội dung đó không chỉ phản ánh trong các văn
kiện, các tác phẩm mà chủ yếu thể hiện trong hoạt động thực tiễn đấu tranh
vũ trang sôi nổi và sáng tạo của nhân dân ta.
1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
Trước đó, đối diện với nguy cơ bị xâm lược cận kề
1
, triều Nguyễn đã
có nhiều biện pháp tăng cường khả năng phòng bị như tăng cường xây
dựng quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ dọc bờ biển, mua sắm và cải
tiến trang bị vũ khí. Nhưng triều Nguyễn cũng mắc nhiều sai lầm
nghiêm trọng trong chiến lược quốc phòng, mà một trong những sai
lầm đó là xa dân, làm suy yếu khả năng bảo vệ đất nước. Khi liên quân
Pháp - Tây Ban Nha đánh vào Đà Nẵng, triều Nguyễn lại mắc phải
những sai lầm liên tiếp trong chỉ đạo tác chiến đánh giặc. Sai lầm lớn
nhất là tư tưởng co cụm, không dám tiến công địch. Do không có tư
tưởng tiến công, nên triều Nguyễn đã để mất cơ hội lãnh đạo toàn dân
vùng lên đánh bại kẻ thù
2
.
Từ khi mất Gia Định, nội bộ triều Nguyễn bị phân hóa sâu sắc.
Trong triều diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai xu hướng nên thủ
(phòng thủ) hay công (tiến công), sau nữa là hòa hay chiến, giữa các nhóm
đại thần. Đa số các quan đầu triều đều muốn hòa nghị. Chính vì vậy, sau
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn lần lượt ký Hiệp ước Giáp Tuất
(1874), Hiệp ước Quý Mùi (1883), Hiệp ước Giáp Thân (1884), thừa nhận
nền thống trị của thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù
triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp và đầu hàng giặc, nhưng phong trào kháng
chiến của các tầng lớp nhân dân vẫn phát triển khắp cả nước. Một làn sóng
cứu nước dấy lên mạnh mẽ khi Vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương cứu
nước. Phong trào Cần Vương đặt dưới sự lãnh đạo của triều đình kháng