LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 8

Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến thị trường

trong nước không đủ chỗ cho tiêu thụ sản phẩm làm ra. Để đáp ứng yêu cầu
sản xuất phát triển mạnh, việc tìm kiếm thị trường thuộc địa trở nên hết sức
cấp thiết. Chính những nhu cầu to lớn và cấp thiết về thị trường và nguyên
liệu đã đặt các nước tư bản lớn phải ráo riết trong cuộc chạy đua tìm kiếm
thị trường, xâm chiếm thuộc địa, phân chia thế giới sang các nước châu Á,
châu Phi và châu Mỹ Latinh. Những nơi này trở thành nơi tranh giành
quyết liệt trong quá trình mở rộng thuộc địa của các nước tư bản. Trong tác
phẩm Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, V.I.
Lênin đã chỉ ra rằng, vào thế kỷ XIX, "việc tìm kiếm thuộc địa do tất cả các
nước tư bản tiến hành là một sự kiện mà mọi người đều biết trong lịch sử
ngoại giao và chính sách đối ngoại, cho nên vào thời kỳ đó những cuộc
xâm chiếm thuộc địa bắt đầu tăng lên rất mạnh"

1

. Để phát triển kinh tế, các

nước tư bản ngoài việc bóc lột nhân dân trong nước, còn thực hiện chính
sách bành trướng và tiến hành chiến tranh xâm lược các nước khác. Ngược
lại, chính sự phát triển về kinh tế và khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy và hỗ
trợ các nước này tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ở những vùng đất
xa xôi. Những đội quân xâm lược nhà nghề của phương Tây được trang bị
những vũ khí hiện đại như tàu chiến, đại bác. Những công cụ giết người
hiện đại này đã trở thành thế mạnh vượt trội so với các vũ khí trước đó của
nhân loại và “buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường
nhất cũng phải hàng phục"

2

. Trong xu thế chung đó, khu vực châu Á rộng

lớn, với nguồn nhân lực dồi dào, rẻ mạt và nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nhưng còn đang trong tình trạng hết sức lạc hậu, đã trở thành
mục tiêu xâm chiếm của các nước đế quốc phương Tây. Cho đến thế kỷ
XIX, cuộc chạy đua xâm chiếm thuộc địa ở các nước châu Á diễn ra một
cách mạnh mẽ và gay gắt giữa các cường quốc tư bản phương Tây.

Cuộc chiến tranh nha phiến (thuốc phiện) năm 1840 giữa chính

quyền Mãn Thanh và thực dân Anh đã mở đầu quá trình biến nhà nước
phong kiến Trung Hoa - nhà nước phong kiến lớn nhất châu Á - từ một
nước độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Thất bại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.