trong cuộc chiến tranh nha phiến đã buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam
Kinh (ngày 29-8-1842), chấp nhận nhiều yêu sách của thực dân Anh. Hiệp
ước Nam Kinh được coi là hiệp ước đầu hàng của Trung Quốc, là xiềng
xích đầu tiên của bọn đế quốc tròng vào cổ nhân dân Trung Quốc
3
. Năm
1856, cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai bùng nổ. Chính quyền Mãn
Thanh một lần nữa thất bại và buộc phải ký Điều ước Thiên Tân (năm
1858) và Điều ước Bắc Kinh (năm 1860) với nhiều điều khoản bất bình
đẳng và có lợi cho các nước thực dân. Sau hai cuộc chiến tranh nha phiến,
các nước thực dân đua nhau tranh giành và xâu xé Trung Quốc. Chính
quyền Mãn Thanh từ đây trượt dài trên con đường thỏa hiệp và đầu hàng
bọn thực dân. Kết quả là Trung Quốc tuy không bị mất nước hoàn toàn
nhưng lại chịu sự áp bức và khống chế của phương Tây.
Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn ở phía nam châu Á, đã bị thực dân
Anh xâm chiếm hoàn toàn từ đầu thế kỷ XIX.
Làn sóng thực dân cũng nhanh chóng tràn tới khu vực Đông Nam
Á. Hà Lan xâm chiếm Inđônêxia. Tây Ban Nha (sau đó là Mỹ) xâm chiếm
Philíppin. Malaixia trở thành nơi giành giật giữa Bồ Đào Nha, Hà Lan và
Anh. Cuối cùng, thực dân Anh đã độc chiếm Malaixia. Xiêm (Thái Lan) bị
biến thành khu đệm giữa các vùng thuộc địa của Anh và Pháp. Ba nước
trên bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia cũng lần lượt
rơi vào tay thực dân Pháp. Đến cuối thế kỷ XIX, trừ Nhật Bản ra, các nước
thực dân đã cơ bản hoàn tất công cuộc xâm chiếm và đặt được ách thống trị
ở các nước châu Á.
Một trong những biện pháp phổ biến được nhiều nước châu Á áp
dụng để ngăn cản làn sóng xâm lược của phương Tây là đóng cửa đất nước
và tuyệt giao với các nước phương Tây. Đây là một biện pháp "tự vệ thụ
động mang tính chất lạc hậu, không tạo được thực lực để chống xâm
lược"
4
. Kết quả là những nước này không những không bảo vệ được nền
độc lập dân tộc mà lần lượt rơi vào sự thống trị của các nước thực dân
phương Tây.