b) Tình hình trong nước
Năm 1802, sau khi lật đổ vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên
ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long (1802 - 1820), thiết lập vương
triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Cho
đến trước khi thực dân Pháp xâm lược, các vua triều Nguyễn đã cố gắng
nhằm xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền vững mạnh
và xét trên nhiều phương diện, mô hình phát triển truyền thống của Việt
Nam đã thực sự đạt đỉnh cao nhất của nó
5
. Đây là thời kỳ cương vực quốc
gia được thống nhất và mở rộng. Hệ thống chính quyền các cấp được kiện
toàn. Nho giáo vẫn được tôn vinh và đóng vai trò là bệ đỡ tư tưởng cho
triều đình nhà Nguyễn. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế quốc dân. Mặc dù đạt được những thành quả đáng kể trong công cuộc
xây dựng đất nước, nhưng do chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bước vào
thời kỳ suy thoái, nhiều tàn dư xấu của thời kỳ trước phát tác trở lại, thậm
chí có những việc triều Nguyễn càng cố gắng chấn chỉnh thì lại càng tạo ra
những khó khăn cho chính mình và phải đối diện với rất nhiều khó khăn
không dễ vượt qua.
Về chính trị: Triều Nguyễn đã xây dựng một thể chế nhà nước
phong kiến tập quyền với nền tảng tư tưởng là Nho giáo. Vua là người
đứng đầu nhà nước và có uy quyền tuyệt đối. Mọi thần dân đều phải trung
thành tuyệt đối với vua. Hệ thống quan lại được tuyển chọn thông qua các
kỳ thi Nho giáo. Luật pháp dưới triều Nguyễn rất hà khắc nhằm bảo vệ
vương thất và chính quyền. Bộ luật Gia Long được coi là bản sao của luật
nhà Thanh ở Trung Quốc, đã tước bỏ đi nhiều nội dung tiến bộ trong các bộ
luật của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó.
Về kinh tế: Triều Nguyễn ra sức ngăn chặn quá trình tư hữu hóa
ruộng đất và cố gắng bảo vệ công điền. Chế độ quân điền được triều đình
duy trì nhằm tạo ra một bệ đỡ kinh tế vững chắc cho mô hình nhà nước tập
quyền chuyên chế lấy nông nghiệp làm nền tảng. Tuy nhiên, dù có những
ưu điểm, nhưng dưới triều Nguyễn ở giai đoạn này, chính sách quân điểm