LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 13

Để đánh bại triều Tây Sơn, Gia Long đã nhờ đến sự trợ giúp đáng

kể của các thương nhân và giáo sĩ Pháp. Sau khi lên ngôi, Gia Long sớm
nhận thấy nguy cơ mất nước từ phương Tây nên tìm cách gạt dần ảnh
hưởng của những người Pháp ở Việt Nam. Đến thời Vua Minh Mệnh, triều
Nguyễn đã tỏ ra cứng rắn hơn trong quan hệ với phương Tây khi khước từ
quan hệ buôn bán, bang giao và thi hành chính sách cấm đạo. Nhưng chính
sự "cứng rắn" này đã dẫn đến sai lầm trong chính sách đối ngoại của nhà
Nguyễn được manh nha từ thời Vua Gia Long, xác lập dưới thời Vua Minh
Mệnh và được thực thi quyết liệt dưới triều Vua Tự Đức.

Trước tình hình đất nước bị o ép về mọi mặt, một số sĩ phu và quan

lại trong triều đình có tư tưởng tiến bộ đã đề xuất nhiều kiến nghị canh tân
đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác, buôn bán với phương Tây nhưng
không được triều đình chấp nhận; thậm chí những người đề xướng canh tân
còn bị chỉ trích gay gắt. Triều đình Huế ngày càng rơi vào con đường bảo
thủ và trì trệ.

Như vậy, đặc điểm nổi bật nhất của bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa

đầu thế kỷ XIX là phải đối đầu trực tiếp với nguy cơ xâm lược của thực dân
Pháp. Để đối phó lại, triều Nguyễn đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp
cực đoan như đóng cửa, cấm đạo và tăng cường đàn áp các cuộc khởi nghĩa
nông dân, làm gia tăng các mâu thuẫn xã hội, suy nhược đất nước và xói
mòn sức đề kháng của dân tộc; tạo cơ hội để thực dân Pháp dễ dàng tấn
công xâm lược nước ta.

2. Vài nét về tư tưởng quân sự Việt Nam dưới triều Nguyễn trước năm 1858

a) Về tổ chức và xây dựng quân đội

Sau khi giành được chính quyền, ngoài lực lượng quân đội sẵn có

của mình, triều Nguyễn đã được kế thừa một bộ phận binh lực đáng kể của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.