triều Tây Sơn. Trong quá trình tồn tại, nhất là trong giai đoạn đầu thành lập,
triều Nguyễn đã có sự chăm lo đáng kể đến việc xây dựng quân đội. Quân
đội triều Nguyễn có 5 binh chủng, đó là: Bộ binh, thủy binh, pháo binh,
tượng binh và kỵ binh, với hai lực lượng chính quy là Vệ binh và Cơ binh.
Xuất phát từ quan niệm "binh là để giữ nước, quân hiệu có rõ ràng
mới có thể nghiêm việc võ bị"
6
nên lực lượng quân đội triều Nguyễn từ các
khâu tổ chức, tuyển chọn, trang bị đến huấn luyện được sắp xếp tương đối
hoàn bị. Số lượng quân sĩ khá đông đảo. Thời Vua Gia Long trị vì, lực
lượng bộ binh nước ta có khoảng 115.000 người, thủy binh có khoảng
17.600 người
7
. Đến năm 1840, các lực lượng "thân, biền, binh dịch các
hạng từ trong kinh đến các tỉnh, số người cộng lại là 212.290 có lẻ"
8
. Thời
Vua Tự Đức, triều đình còn đặt thêm các ngạch hương dũng, dân dũng và
thổ dũng ở các xã, huyện và tỉnh miền núi. Triều đình một mặt đã lập nhiều
xưởng chế tạo vũ khí; mặt khác, còn mua nhiều vũ khí hiện đại của phương
Tây để trang bị cho quân đội. Việc luyện tập được tổ chức thường xuyên và
quy củ hơn. Bên cạnh việc khuyến khích mọi người tham gia quân đội,
binh lính được luyện tập và thăng thưởng thỏa đáng cho người có công,
triều đình còn đặt ra các chế định rất nghiêm ngặt để xử phạt việc quân lính
bỏ trốn, lười luyện tập, đánh mất và mua bán vũ khí được cấp... nhằm xây
dựng một quân đội có kỷ cương.
Tuy nhiên, ngay khi thiết lập, triều Nguyễn đã không tạo được uy
thế chính trị cho mình như các triều đại trước. Trong thời gian cầm quyền,
mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước nhưng triều
Nguyễn lại gặp phải sự chống đối của các tầng lớp nhân dân. Các cuộc khởi
nghĩa, đặc biệt là của nông dân diễn ra triền miên. Thời kỳ Vua Minh Mệnh
trị vì - thời kỳ thịnh trị nhất của triều Nguyễn, cũng là thời kỳ nổ ra nhiều
cuộc nổi dậy nhất và có quy mô lớn nhất, tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa
do Phan Bá Vành lãnh đạo ở Bắc Kỳ từ năm1821 đến năm 1827 và cuộc
khởi nghĩa do Lê Văn Khôi lãnh đạo ở Nam Kỳ từ năm 1833 đến năm
1835. Đến thời Vua Tự Đức, tình hình càng trở lên phức tạp hơn khi cùng
một lúc triều đình vừa phải tập trung lực lượng chống thực dân Pháp, vừa