Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm,
không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống
thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để
giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy
sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”
17
.
Hình thức thực tiễn của cuộc chiến tranh vệ quốc, đúng như tên của
văn bản quan trọng này, là “toàn quốc kháng chiến”. Cuộc kháng chiến toàn
quốc đó gồm 3 nhân tố chính: a) mục đích hòa bình; b) lực lượng toàn dân;
và c) trường kỳ kháng chiến. Thực vậy, đường lối quân sự và những quan
điểm chỉ đạo chiến tranh về sau đều thể hiện những tính chất căn bản đã đề
ra trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ
phá máy, toàn Hà Nội tắt điện. Đó là hiệu lệnh chiến đấu. Pháo tại các pháo
đài Láng, Xuân Canh liên tiếp bắn vào khu đồn trú của quân Pháp. Quân
đội tổ chức vây hãm đối phương trong thành phố. Ngày 12-12-1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, nêu lên một
cách khái quát những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến. Tiếp đó
tháng 3-1947, Trường Chinh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã viết một loạt các bài đăng trên báo Sự thật
18
để giải thích rõ thêm
về đường lối kháng chiến.