LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 296

chỉ rõ vai trò của nông thôn miền núi và nông thôn đồng bằng. Nông thôn
miền núi có địa thế hiểm trở, địch khó phát huy được sở trường, sở đoản
của chiến tranh hiện đại; thế và lực của địch tại địa bàn này thường là yếu
và có nhiều sơ hở. Trong khi đó, tại đây, quân và dân ta vừa tích luỹ, phát
triển được lực lượng kháng chiến, vừa có thể triển khai chiến đấu dài ngày
trong những thời điểm khó khăn nhất và lấy đó làm bàn đạp để tiến xuống
đồng bằng. Chính vì vậy mà Đảng xác định: cần phải có ý chí kiên quyết
không gì lay chuyển nổi và phải biết nắm lấy phương tiện vật chất sẵn có là
rừng núi để quyết tâm xây dựng rừng núi thành căn cứ địa vững chắc cho
cách mạng”

27

.

Ngược lại, địa bàn nông thôn đồng bằng ở Việt Nam, xét từ góc độ

địa - quân sự tuy có những yếu tố bất lợi, nhưng đây lại là nơi tập trung
đông người, nhiều của, nơi có mạng lưới giao thông phát triển và là vùng
đệm tiếp giáp với thành thị, gần các sào huyệt của địch. Vì lẽ đó, trong 30
năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), cùng với việc xây dựng, củng cố
căn cứ địa - hậu phương ở vùng rừng núi, Bộ Tổng chỉ huy cũng đặc biệt
coi trọng việc xây dựng và phát triển căn cứ địa - hậu phương ở vùng đồng
bằng. Nhờ vậy, đã động viên được đông đảo các tầng lớp nhân dân kể cả ở
nông thôn miền núi cũng như nông thôn đồng bằng tham gia kháng chiến,
đáp ứng được nhu cầu nhân lực, vật lực; thoả mãn yêu cầu ngày càng cao
của cuộc chiêm đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích ở khắp mọi nơi;
đưa chiến tranh vào sát nách kẻ địch, lần lượt làm phá sản các âm mưu
“dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của
thực dân Pháp và “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ.

Trong khi xác định nông thôn là chỗ dựa vững chắc và lâu dài của

cuộc kháng chiến; dựa chắc vào nông thôn (cả nông thôn ở rừng núi và
nông thôn ở đồng bằng) là một yêu cầu có tính chất chiến lược, thì tư tưởng
xây dựng căn cứ địa - hậu phương chiến tranh xây dựng chế độ mới cũng
đặt ra yêu cầu không được coi nhẹ việc xây dựng cơ sở chính trị quần
chúng ở thành thị. Thành thị chính là nơi tập trung các cơ quan đầu não của
đối phương nhưng cũng đồng thời là nơi tập trung đông đảo các tầng lớp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.