chông, đặt bẫy, xây dựng làng chiến đấu... Các đội du kích ngày càng phát
triển, góp phần quan trọng đánh bại các cuộc hành quân lớn của Pháp. Phối
hợp với các hoạt động trên, từ tháng 1-1948, thực hiện chủ trương của
Đảng, nhiều địa phương đã phát động phong trào phá tề. Đến cuối năm
1948, phong trào tổng phá tề được phát triển mạnh mẽ, nhất là ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Phong trào phá tề đã thu được những kết quả to lớn, tạo điều
kiện cho chiến tranh du kích phát triển, làm cho nhân dân thêm tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, Trung
ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh đã chủ trương cho bộ đội tích cực tập đánh
vận động
23
nhằm tăng cường khả năng tác chiến của bộ đội chủ lực, hỗ trợ
cho các phong trào cách mạng khác phát triển. Ngày 18-3-1948, Quân đội
nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Nghĩa Lộ (Tây Bắc), giải phóng thị trấn
Nghĩa Lộ và bức rút 7 vị trí khác của đối phương. Ngày 1-6-1948, chiến
dịch Yên Bình bắt đầu, tiêu diệt đồn địch ở Phố Ràng và hơn 300 tên địch.
Trong thời gian từ 1949-1950, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục mở
một số chiến dịch tiến công địch như chiến dịch Lào - Hà (cuối tháng 2-
1949) tiêu diệt vị trí Phố Lu và bản Lầu, bức rút 22 vị trí của địch, giải
phóng hơn 22.789 km2; chiến dịch Đông Bắc (từ tháng 3 đến tháng 5-
1949) phá huỷ 53 xe quân sự của địch ở Lũng Phầy. Phối hợp với các hoạt
động quân sự, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng trong các đô
thị lớn cũng ngày càng phát triển. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và
nhân dân lao động đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống khủng bố,... đã nổ
ra liên tục trên cả nước. Bước sang năm 1950, phong trào này bùng lên
mạnh mẽ, tiêu biểu như cuộc biểu tình của 2.000 học sinh, sinh viên ở Sài
Gòn - Chợ Lớn ngày 9-1-1950, hay cuộc biểu tình của 300.000 đồng bào
Sài Gòn ngày 19-3-1950.
Xây dựng và tăng cường thực lực của cuộc kháng chiến, Đảng và
Chính phủ chủ trương củng cố chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung
ương đến địa phương. Năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên tiến hành bầu cử
Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh, được tổ chức tại những vùng