LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 33

Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh xây dựng các cơ sở công

nghiệp quốc phòng nhằm phục vụ nhu cầu quân sự thiết yếu. Đến năm
1949, trên cả nước, chính quyền cách mạng đã xây dựng được 130 xưởng
sản xuất vũ khí, 21 cơ sở quân dược, 20 cơ sở sản xuất quân nhu đáp ứng
một phần nhu cầu về thuốc men và quần áo cho bộ đội. Vượt lên trên
những điều kiện khó khăn, gian khổ, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh và
phát huy tính sáng tạo, cán bộ, công nhân viên quốc phòng đã sản xuất
được một số loại vũ khí như SKZ, ống phóng bom, súng cối 60 ly và 120
ly... Bên cạnh đó, chính quyền đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và các mặt hàng nhu yếu phẩm như dệt vải, xà
phòng, làm giấy, thuộc da, bào chế thuốc....

Trên mặt trận văn hoá, chính quyền nhân dân vừa đấu tranh để xoá

bỏ tàn dư văn hoá phong kiến, vừa tích cực xây dựng nền văn hoá mới theo
phương châm “dân tộc - khoa học - đại chúng”. Tại Hội nghị văn hoá toàn
quốc năm 1948, Tổng Bí thư Trường Chinh đọc bản báo cáo quan trọng
Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam, định hướng xây dựng và phát
triển nền văn hoá của đất nước. Các ngành văn học, nghệ thuật ngày càng
bám sát nhu cầu kháng chiến, lấy đối tượng phục vụ là quần chúng nhân
dân và bộ đội, du kích, tích cực phục vụ kháng chiến. Những quan điểm
nghệ thuật đi ngược lợi ích kháng chiến được đấu tranh và khắc phục.
Đông đảo văn nghệ sĩ nhanh chóng hoà nhập vào cuộc sống sôi động của
cả dân tộc, sẵn sàng vượt qua những thử thách, khó khăn để phục vụ kháng
chiến, và họ đã trở thành những chiến sĩ thực thụ trên mặt trận văn hoá.

Mặc dù cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn khó khăn nhưng

phong trào xoá nạn mù chữ tiếp tục có bước phát triển, giáo dục phổ thông
không ngừng được mở rộng. Nhiều địa phương, nhân dân đã tổ chức quyên
góp tiền bạc lập các hội bảo trợ Bình dân học vụ, quỹ học bổng giúp học
sinh nghèo. Cuối năm 1950, đã có 7.500 thôn của 1.500 xã ở 10 tỉnh hoàn
thành xoá nạn mù chữ. Về giáo dục phổ thông, đến cuối năm 1950, riêng
Liên khu Việt Bắc có 950 trường tiểu học, 16 trường trung học; tại Liên
khu 5, phần lớn các huyện có trường cấp II và tỉnh có trường cấp III.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.