các lực lượng chống đối, góp phần ổn định chính trị và giữ vững an ninh
quốc gia. Đây là hai nội dung quan trọng có quan hệ chặt chẽ với nhau,
thúc đẩy nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Kết hợp quốc phòng với an ninh, kết hợp giữa xây dựng Tổ quốc và
bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng chỉ đạo nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt
Nam xuyên suốt trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975).
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tư tưởng kết hợp quốc
phòng với an ninh đã được hiện thực hoá, được triển khai sâu rộng cả ở hậu
phương và tiền tuyến; cả ở vùng tự do lẫn vùng địch tạm chiếm. Nhờ quán
triệt được tư tưởng đó mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước phân
hoá được “thù trong”, hạn chế được sự cấu kết giữa quân xâm lược với các
thế lực phản động ở trong nước vốn “mọc lên như nấm” trong thời kỳ đầu
của cuộc kháng chiến. Sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh đã
tạo ra tiềm lực to lớn của chiến tranh nhân dân, tạo điều kiện cho lực lượng
vũ trang tập trung sức đánh bại kẻ thù xâm lược.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc trở thành
căn cứ địa chung của cách mạng cả nước. Sự sống còn và tiền đề phát triển
của cách mạng Việt Nam phụ thuộc vào công cuộc bảo vệ và xây dựng
miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Để làm tròn được vai trò lịch sử đó, cùng với
việc kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, Đảng,
Chính phủ ta chủ trương kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh nhằm
bảo đảm sự ổn định chính trị để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng cuộc
chiến tranh phá hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ khi chúng mở rộng chiến
tranh ra miền Bắc. Thế trận quốc phòng và an ninh vững chắc làm thất bại
âm mưu triệt phá tiềm lực chiến tranh từ trong lòng hậu phương lớn miền
Bắc bằng một cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện và tàn khốc của đế quốc
Mỹ.
Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân đều là công cụ
chuyên chính của Nhà nước dân chủ nhân dân và đều có chung một đối