tượng là kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Tuy chức năng có khác nhau như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nhân dân ta có hai lực lượng: Một là
quân đội, để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hoà bình.
Một lực lượng nữa là công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá
hoại”
44
, nhưng hoạt động của hai lực lượng này lại có mối quan hệ hữu cơ
với nhau và đều phải dựa vào dân. Nói cách khác, kết hợp quốc phòng với
an ninh chỉ có thể mang lại hiệu quả, tạo ra được sức mạnh thực sự khi biết
dựa vào nền tảng nhân dân. Chống xâm lược và các lực lượng phá hoại là
nhiệm vụ của Quân đội nhân dân và của Công an nhân dân nói riêng, đồng
thời cũng là của toàn dân nói chung; là nhiệm vụ mà Quân đội và Công an
đều phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt.
Kết hợp quốc phòng với an ninh cũng như gắn chặt nhiệm vụ quốc
phòng với nhiệm vụ an ninh là hai mặt quan hệ khăng khít với nhau không
chỉ trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà cả trong nhiệm vụ bảo vệ chế độ
mới.
5. Tư tưởng kết hợp phát triển kinh tế và nền quốc phòng
Sức mạnh của nền quốc phòng trong 30 năm chiến tranh giải phóng
(1945-1975) là sức mạnh của chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá
mới. Lê nin cũng đã từng cho rằng phải chuẩn bị chiến tranh một cách lâu
dài, nghiêm túc bắt đầu từ sự phát triển kinh tế trong nước... Tuy vậy, căn
cứ vào điều kiện chính trị và kinh tế của Việt Nam, vào khả năng giúp đỡ
của các nước anh em, trong tư tưởng chỉ đạo xây dựng quân đội tiến lên
chính quy, từng bước hiện đại Đảng ta đã quán triệt phương châm “tiến dần
từng bước”, chú trọng kết hợp yêu cầu xây dựng quân đội với yêu cầu xây
dựng kinh tế, kết hợp nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ kinh tế.