trang trong chiến tranh. Quan điểm khởi nghĩa vũ trang toàn dân, quan
điểm chiến tranh nhân dân chính là sự phát triển của tư tưởng bạo lực
cách mạng của Đảng, là thể hiện quan điểm bạo lực của quần chúng
trong chiến tranh.
Lực lượng vũ trang bắt nguồn từ lực lượng chính trị của quần
chúng cách mạng, từ những tổ chức chính trị của quần chúng, gồm ba
thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Điều đó nói lên tính
nhân dân sâu sắc của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Đảng ta đặc biệt coi trọng bản chất cách mạng, bản chất
giai cấp của lực lượng vũ trang xem đây là vấn đề mang tính nguyên
tắc trong lý luận xây dựng lực lượng vũ trang và là nguồn gốc sức
mạnh của các lực lượng vũ trang. Chính vì vậy, Đảng đề cao vai trò
công tác đảng, công tác chính trị trong sự nghiệp xây dựng lực lượng
vũ trang; luôn giữ vững, củng cố và tăng cường công tác chính trị,
tăng cường giáo dục tư tưởng vô sản, coi đó là công tác hàng đầu.
Trong lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng không bao giờ
chấp nhận quan điểm chỉ coi trọng quân chủ lực, mà xem nhẹ bộ đội
địa phương và dân quân tự vệ, chỉ thấy quân đội mà không thấy nhân
dân... Đồng thời, trong lý luận quân sự của Đảng hết sức coi trọng vai
trò của hậu phương trong chiến tranh.
Sức mạnh của hậu phương - căn cứ địa trong 30 năm chiến
tranh (1945 - 1975), trước hết là sức mạnh đoàn kết, nhất trí của quần
chúng nhân dân, khi cần thiết có thể hy sinh cả tính mệnh của mình
phục vụ cho chiến tranh cách mạng, vì lợi ích của sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Trên vấn đề này, ngay từ đầu và trong suốt quá trình
lãnh đạo toàn dân, toàn quân kháng chiến, Đảng đã giải quyết các vấn
đề về lý luận và thực tiễn về hậu phương và căn cứ địa trên cơ sở của
quan điểm bạo lực cách mạng, bạo lực quần chúng. Trước hết, phải ra
sức xây dựng, củng cố hậu phương vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt
coi trọng xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, nâng cao tinh thần yêu
nước; không ngừng củng cố hệ thống chính trị và khởi đại đoàn kết