Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo trước đó về tiềm lực cách mạng,
như xây dựng và mở rộng căn cứ địa, xây dựng cơ sở chính trị, xây
dựng mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt
phong trào đấu tranh của đông đảo quần chúng mà đến tháng 8 năm
1945, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã kịp thời nắm lấy thời cơ khi
phát xít Nhật sụp đổ, lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước. Khi chính quyền dân chủ cộng hoà của Việt Nam
vừa ra đời, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Do đó,
nhiệm vụ lúc này là đấu tranh vũ trang lâu dài và tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ. Trong quá trình thực hiện kháng
chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài, đường lối quân sự của Đảng từng
bước được hoàn chỉnh.
Như vậy, thời kỳ này chủ yếu là thời kỳ đấu tranh chính trị,
chưa phải là thời kỳ trực tiếp cách mạng. Tuy nhiên, Đảng cũng đã xác
định một số quan điểm rất cơ bản về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng
lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Coi khởi nghĩa vũ trang là
sự nghiệp của đông đảo quần chúng, trước hết là quần chúng công -
nông, Đảng nhấn mạnh phải lấy việc vận động quần chúng làm điều
cốt yếu, phải thâu phục quảng đại quần chúng để cuộc bạo động trong
tương lai chắc chắn giành thắng lợi. Quan điểm của Đảng là: Phải lấy
việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng làm nền tảng, đồng
thời coi trọng việc huấn luyện quân sự cho quần chúng, xây dựng lực
lượng vũ trang của quần chúng và vận động binh lính địch. Đảng chỉ
rõ: “Muốn làm cho trọn nhiệm vụ của Đảng trong cuộc cách mạng,
trước hết Đảng cần phải: tổ chức ra những đoàn thể độc lập (công hội,
nông hội, v.v.)
5
. Đồng thời, cần phải lập ra Công nông tự vệ đội để bảo
vệ anh em lao động trong lúc đình công, hội họp, thị oai, tuần hành...
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10-1930) nêu vấn
đề: “tổ chức bộ quân sự của Đảng để:
- Làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện.