thành, lớn mạnh, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt cho toàn dân
đánh giặc. Quân chủ lực, quân địa phương và dân quân trở thành
những lực lượng anh hùng quyết chiến, quyết thắng.
Bước sang thời kỳ kháng chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ
trang ba thứ quân của Việt Nam đã lớn mạnh, trưởng thành toàn diện,
trở thành nòng cốt cho toàn dân đánh giặc trên khắp các chiến trường
từ Bắc vào Nam. Trước đối tượng tác chiến là quân Mỹ, quân đội Sài
Gòn và quân đồng minh với trang bị vũ khí hiện đại - vốn được huấn
luyện theo yêu cầu của chiến tranh hiện đại, công cuộc xây dựng lực
lượng vũ trang ba thứ quân của Việt Nam được đặt ra những yêu cầu
mới cao hơn. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương châm
và chỉ đạo sát sao sự nghiệp xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang
ba thứ quân trên cơ sở xây dựng, phát triển lực lượng chính trị, phát
huy sức mạnh đấu tranh chính trị và phát huy vũ trang, sức mạnh của
hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến miền Nam, từng bước hoàn
chỉnh cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân với quy mô số
lượng thích hợp toàn diện có sức chiến đấu cao. Bên cạnh đó, Đảng
tiến hành củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, xây
dựng căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở kháng chiến vững
mạnh là điều kiện cơ bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang.
Tháng 3 năm 1957, Hội nghị lần thứ 12 Trung ương Đảng
(khóa II) bàn về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Hội nghị
chủ trương chuẩn bị thực lực của cách mạng, đặt việc tăng cường xây
dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trên miền Bắc thành một trong
những nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam.
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển thực lực của cách mạng
miền Nam, trong lời khai mạc tại Hội nghị lần thứ 15 Trung ương
Đảng (tháng 1 năm 1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Nếu ta tổ
chức lực lượng chính trị cho tốt. Khi cần vũ trang sẽ không khó”.
Quán triệt tinh thần nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15 cùng các