hái chiến đấu và sức khỏe tốt bổ sung cho các đơn vị quân chủ lực.
Đến cuối năm 1945, tổng số bộ đội chủ lực trên cả nước có khoảng
50.000 người, được tổ chức thành 40 chi đội thuộc các tỉnh Bắc Bộ và
Trung Bộ. Các chi đội Vệ quốc đoàn (trước đó là Giải phóng quân) đã
được các địa phương quan tâm xây dựng, phát triển nhanh về số lượng
và quy mô tổ chức. Ngày 22-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh số 71/SL đổi tên Vệ quốc đoàn thành Quân đội quốc gia của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sắc lệnh cùng với bản quy tắc kèm theo
quy định về tổ chức biên chế thống nhất từ tiểu đội trung đội, đại đội,
tiểu đoàn, trung đoàn, liên đoàn, tập đoàn của bộ binh và các đơn vị
chuyên môn, hỏa lực trợ chiến. Trên cơ sở phương hướng đó, các chi
đội Vệ quốc đoàn ở Bắc Bộ và Trung Bộ được biên chế thống nhất
theo từng đơn vị cấp trung đoàn và tiểu đoàn độc lập. Riêng ở Nam
Bộ, do chưa có điều kiện cải tổ thành trung đoàn nên lúc này, lực
lượng quân đội vẫn tổ chức theo hình thức chi đội. Trên cơ sở các
trung đoàn, Đại đoàn 1 và Đại đoàn 2 (ở Bắc Bộ), các Đại đoàn 23,
Đại đoàn 27 và Đại đoàn 31 (ở Nam Trung Bộ) ra đời. Tuy nhiên, việc
tổ chức các đại đoàn chủ lực trong giai đoạn này còn nặng về hình
thức, mới chỉ có ý nghĩa là thâu gộp lực lượng. Trình độ, năng lực của
cán bộ và cơ quan chỉ huy còn thấp, điều kiện, khả năng cung cấp hậu
cần, vũ khí trang bị kỹ thuật, địa bàn hoạt động... không đáp ứng được
những đòi hỏi của các đơn vị bộ đội chủ lực với quy mô tổ chức cấp
đại đoàn. Sớm nhận thức sự chưa phù hợp đó, tháng 11-1946, Đảng
quyết định giải thể các ban chỉ huy đại đoàn ở Bắc Bộ và Nam Trung
Bộ.
Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, lực lượng vũ trang quần chúng phát triển nhanh về số lượng,
nhưng về tổ chức còn đơn giản, còn nặng về hình thức. Lực lượng vũ
trang tuy số lượng đông nhưng chưa mạnh. Sự phối hợp hoạt động
giữa bộ đội chủ lực với lực lượng dân quân du kích, tự vệ thiếu nhịp
nhàng và còn nhiều hạn chế. Quy luật của chiến tranh giải phóng trong