LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 390

đề ra phương hướng xây dựng thích hợp, phát huy sức mạnh to lớn
của lực lượng vũ trang nhằm đánh thắng địch.

8. Những bước phát triển về chất của bộ đội chủ lực, từng bước hoàn thiện cơ cấu của lực

lượng quân đội chính quy trong hai cuộc kháng chiến

Với quan điểm “muốn đánh giặc, phải có quân đội”, trong Chỉ

thị Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22-12-
1944), Lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ rõ: “muốn hành động có kết quả thì
về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho
nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những
du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái
nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”

36

. Chủ

trương đó tiếp tục được phát triển hoàn thiện trong cuộc kháng chiến
của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, từ Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân đến Vệ quốc đoàn. Quân đội quốc gia
Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam, đều được xây dựng trên
nền tảng lực lượng vũ trang địa phương, coi bộ đội địa phương và dân
quân du kích, tự vệ và lực lượng hậu bị trực tiếp của quân chủ lực.

Từ cuối năm 1945, các lực lượng vũ trang địa phương phát

triển khá nhanh, song các đơn vị tập trung (bộ đội chủ lực) trực thuộc
Trung ương còn ít, mới chỉ có vài chi đội Giải phóng quân. Vì vậy,
bên cạnh việc xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc, nòng cốt là tự vệ
chiến đấu ở các địa phương, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan
tâm chỉ đạo tổ chức, xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực. Trên cơ sở
những đơn vị du kích và tự vệ chiến đấu phát triển rộng khắp, Đảng đã
chỉ đạo tuyển chọn những chiến sĩ có giác ngộ tốt, có tinh thần hăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.