Trước những diễn biến của cuộc kháng chiến ngày càng có lợi
cho Việt Nam, cuối năm 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua kế hoạch
tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 và quyết định mở chiến dịch Điện
Biên Phủ. Bộ Tổng tham mưu xây dựng biên chế mới theo hướng gọn
nhẹ, tăng cường hỏa lực và sức đột kích, đồng thời bổ sung quân số,
vũ khí trang bị đầy đủ theo biên chế mới nhằm đáp ứng sự chuyển
biến của tình hình.
Quán triệt chỉ thị trên, các đại đoàn chủ lực tập trung thực hiện
nhiệm vụ chỉnh huấn quân sự theo kế hoạch do Bộ Tổng tham mưu
soạn thảo, trong đó chú trọng một số nội dung về cách đánh mới phù
hợp với tình hình địch, với tổ chức biên chế và vũ khí trang bị mới của
quân đội ta. Vấn đề tổ chức biên chế cũng được chú trọng chấn chỉnh
theo hướng gọn nhẹ, tăng cường hỏa lực và sức đột kích. Quân số và
vũ khí trang bị đã được bổ sung kịp thời theo yêu cầu tổ chức biên chế
mới. Nhờ vậy, đến cuối năm 1953, sức mạnh chiến đấu của các đại
đoàn đã được nâng lên một bước quan trọng. Quy mô tác chiến được
mở rộng, hình thức tác chiến phong phú: vận động chiến, chiến dịch
phản công, tiến công trận địa với quy mô và lực lượng lớn. Công tác
huấn luyện được tiến hành cả trong quá trình chuẩn bị chiến dịch. Sau
55 ngày đêm chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các đại đoàn
chủ lực 308, 312, 316, 351... cùng các lực tượng trên địa bàn chiến
dịch đã tiêu diệt và bắt hàng toàn bộ quân địch. Đến chiến dịch này,
nghệ thuật quân sự Việt Nam có bước phát triển lớn, đã tổ chức được
một chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của quân đội
Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Hầu hết các đại
đoàn chủ lực của Bộ (5-7) được huy động tham gia chiến dịch đều
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quyết định kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân
Pháp xâm lược. Điều đó khẳng định tư tưởng đúng đắn của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ trương tập trung xây dựng, phát triển