LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 43

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người

ký kết Hiệp định và những người kế tiếp nhiệm vụ của họ.

Như vậy, với Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam mới chỉ giải phóng

được một nửa nước từ vĩ tuyến 17 ra Bắc; Lào có 2 tỉnh được giải phóng
(Sầm Nưa và Phôngxalỳ); ở Campuchia, không còn vùng giải phóng nên
lực lượng vũ trang phải giải ngũ tại chỗ. Mặc dù có những hạn chế nhất
định, nhưng Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ có ý
rất to lớn đối với ba nước Đông Dương. Miền Bắc Việt Nam được hoàn
toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc
đấu tranh cách mạng của nhân dân hai nước Lào và Campuchia bước vào
thời kỳ mới, gay go, quyết liệt.

II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954-1975)

1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau năm 1954

Thắng lợi Đông - Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện

Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp
định Giơnevơ (ngày 21-7-1954), công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân Pháp về nước. Đây là
cột mốc quan trọng trên con đường giải phóng dân tộc của quân và dân Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cách
mạng Việt Nam.

Do tương quan lực lượng đôi bên và tình hình chính trị thế giới

phức tạp lúc đó, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền với hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.