LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 10

Cũng như các dân tộc khác, tổ tiên dân tộc Việt Nam xưa kia

bắt đầu cuộc sống của mình bằng những bước đi chập chững trong
một thời kỳ dài của thời đại công cụ bằng đá và chế độ công xã
nguyên thủy. Nước Văn Lang ra đời trên nền tảng của sức sản xuất
bấy giờ đã tương đối phát triển, với kết cấu chính trị - xã hội khá bền
chặt. Từ đó bắt đầu một thời đại mới trong lịch sử Việt Nam: thời đại
các Vua Hùng dựng nước. Quan sát những trống đồng cổ thành tựu
nổi bật của văn hóa Đông Sơn thời đại các vua Hùng, có thể nhận thấy
ánh lên từ những họa tiết trang trí trên mặt trống, ở tang trống cảnh
làm ăn sinh động thấm đẫm sự hòa đồng mộc mạc, sự cố kết bền chặt
của cư dân thời đó.

Nhưng vừa dựng nước thì nhân dân Việt Nam đã phải liên tiếp

đương đầu với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài. Truyền thuyết về cậu bé
làng Phù Đồng vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân là câu chuyện đánh giặc
giữ nước đượm màu thần thoại. Nhưng có cái cốt lõi lịch sử của nó,
thể hiện tinh thần và ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của người Việt
cổ trong đó nổi bật lên chiến công của con em những người dân
thường, được minh họa trong thành phần đội quân của Gióng từ những
người nông dân cầm vồ, người đánh cá vác cần câu, kẻ mục đồng cầm
khăng cưỡi trâu trên đồng ruộng... "Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn,
đằng vân do hận cửu thiên đê" (Ba tuổi đánh giặc vẫn lo là muộn,
cưỡi mây còn hận chín tầng trời là thấp.
Đó là tinh thần, là ý chí, là
khí phách của người Việt xưa.

Tiếp nối quá trình và những thành quả lao động, đấu tranh của

các tầng lớp cư dân hàng nghìn năm về trước, thế hệ người Việt thời
Hùng Vương - An Dương Vương đã lao động và đấu tranh bền bỉ,
sáng tạo, xây dựng nên cơ đồ của đất nước với sự hình thành ngày
càng rõ nét bản sắc văn hóa cùng bản sắc chính trị của mình, từ đó đặt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.