LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 142

Năm 1789, chống quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ đánh giá rất

cao chủ trương chiến lược rút khỏi Thăng Long về Biện Sơn - Tam Điệp
của Ngô Thì Nhậm, đã dám "chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của
chúng, đành hãy chỉnh đốn đội ngũ rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến
cho lòng quân kích thích, ngoài thì khiến cho lòng giặc kiêu căng"

38

. Với kế

sách "rút khỏi Thăng Long cho giặc ngủ trọ một đêm", sau đó tiến hành
cuộc phản công chiến lược chớp nhoáng, Quang Trung đã đập tan đạo quân
xâm lược nhà Thanh và tay sai trong mấy ngày đêm.

Trong thời hiện đại, dân tộc Việt Nam tiến hành chiến tranh nhân

dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, đã
vận dụng nhuần nhuyễn các hình thức tác chiến, "có tiến công, có phòng
ngự, nhưng tiến công là chủ yếu"

39

. Từ phương châm kháng chiến lâu dài,

quân và dân Việt Nam từng bước tạo ra so sánh lực lượng và thế trận chiến
tranh nhân dân có lợi cho Việt Nam, thực hành tiến công đúng thời cơ ở địa
điểm thích hợp, phát triển thế tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn
bộ. Trong những hoàn cảnh và địa điểm nhất định, quân và dân Việt Nam
thực hành phòng ngự, song chỉ là tạm thời, tranh thủ thời gian xây dựng
hoặc điều động lực lượng, tạo thế trận để chuyển sang tấn công tiêu diệt
địch. Phòng ngự nhưng quán triệt tư tưởng tiến công, thực hiện với tinh
thần tích cực, kiên quyết, luôn chủ động phản công và tiến công địch. Đó là
tư tưởng kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn; đánh tập trung và đánh
phân tán; thực hành và kết hợp cách đánh du kích và đánh phân tán; thực
hành và kết hợp đánh du kích và đánh chính quy. Tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: "Du kích là tiến công, mình bao giờ cũng nhằm quân thù
đánh phòng ngự là không tốt rồi, là phải ở vào thế khó rồi...", "Đội du kích
cũng phải dùng lốiphòng ngự, nhưng lối phòng ngự này là lối phòng ngự
thế công, nghĩa là tiến đánh quân thù để phòng ngự, chứ không phải rút vào
một chỗ để cho quân thù tha hồ đánh phá"

40

. Đương nhiên, để quyết định

tiến công hay phòng ngự, đánh nhỏ hay đánh lớn... phải từ đánh giá chính
xác so sánh lực lượng địch – ta và các yếu tố cụ thể khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.