LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 141

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,

chiến tranh giải phóng dân tộc và nhiều trường hợp, chiến tranh mang cả
hai tính chất đó. Mặc dù vậy, qua kinh nghiệm lâu đời, các thế hệ người
Việt đã từng bước nhận thức rõ vai trò của tư tưởng tích cực tiến công tiêu
diệt sinh lực địch. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, dù buổi đầu là phòng
ngự, song luôn là phòng ngự tích cực, "phòng ngự thế công", luôn triển
khai trận đánh hoặc chiến dịch tiến công, và khi thời cơ đến thì chuyển
sang phản công, tiến công. Khái quát lịch sử quân sự thế giới, Ph. Ăngghen
nhấn mạnh: "Phòng ngự là con đường chết của mọi cuộc khởi nghĩa vũ
trang". Lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam nhiều cuộc xuất phát -
tiếp nối từ khởi nghĩa phát triển lên. Tiến công hay phòng ngự hoặc kết hợp
tiến công với phòng ngự như thế nào phụ thuộc tính chất, điều kiện chiến
tranh cùng tư tưởng chỉ đạo chiến tranh của những người lãnh đạo đất
nước, chỉ đạo kháng chiến.

Lý Thường Kiệt với chủ trương "tiên phát chế nhân", trước khi

quân Tống tiến vào Đại Việt, đã cho quân đánh sang Ung - Khâm - Liêm,
phá căn cứ xuất phát tiến công, phá kho tàng hậu cần địch. Sau đó rút về
nước, tổ chức phòng ngự có chiều sâu từ biên giới tới phòng tuyến Như
Nguyệt, từ Như Nguyệt đến Thăng Long. Ông tiến hành một loạt hoạt động
quân sự làm địch tiêu hao, mệt mỏi và chọn đúng thời cơ thực hành phản
công và tiến công diệt phần lớn quân địch, buộc chúng phải rút quân về
nước.

Vào thời Trần, trước cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1285) của

quân Mông - Nguyên, quân ta đã thực hành rút lui chiến lược, dùng phòng
ngự để chặn địch rồi tạo thời cơ, chọn thời cơ phản công. Do sức giặc
mạnh, quân ta không chặn được chúng ở Nội Bàng (Chũ), Bình Than (Phả
Lại), sông Cầu, nên đã rút lui chiến lược đưa đại quân về Trường Yên,
Thiên Trường và Thanh Hoá. Khi thời cơ đến thì chuyển sang phản công,
bằng cuộc tiến công chiến lược các trận ở A Lỗ - Tây Kết - Hàm Tử -
Chương Dương - Thăng Long và chặn địch ở Vạn Kiếp, quân Trần đã đánh
bại 60 vạn quân Mông - Nguyên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.