LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 140

kiện) còn biết tập trung lực lượng nhiều hơn địch một cách thích đáng,
nhất là đối với bộ đội chủ lực, để tiêu diệt gọn từng đơn vị địch

37

.

Trong trận đánh thành Xương Giang (1427), Lê Lợi đã tập

trung lực lượng nhiều hơn địch để hạ thành. Trong các trận Ngọc Hồi,
Đầm Mực, Nguyễn Huệ đã tập trung 5-6 vạn quân, xấp xỉ số quân của
Hứa Thế Hanh, nhất là tập trung toàn bộ voi chiến 200 con và phần
lớn pháo binh của mình để áp đảo địch. Tập trung lực lượng ngang
hoặc nhiều hơn địch, biết tạo thành thế mạnh ở địa điểm và thời cơ
quyết định, nhất là kết hợp nghi binh, lừa địch làm chúng bất ngờ,
không phòng bị, sẽ tạo uy lực lớn, hiệu quả lớn Nguyễn Trãi nhấn
mạnh, tạo được tình huống như thế, "binh đánh vào đâu, như lấy đá
gieo vào trứng", "phàm lấy sức nặng nghìn cân đè lên trứng chim, thì
chưa hề có trứng nào không vỡ nát", do đó Lê Lợi và Nguyễn Trãi
thực hiện được những trận đánh như "Sấm ran chớp giật, trúc trẻ tro
bay". Thời hiện đại, các chiến dịch Biên giới, Điện Biên Phủ; các
chiến dịch trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đặc biệt
Chiến dịch Hồ Chí Minh, là những ví dụ thành công về cách tạo thành
thế mạnh trong điều kiện ta tập trung binh lực nhiều hơn địch.

Trong lịch sử xưa kia cũng như trong chiến tranh hiện đại, để

thực hiện đánh địch trên thế mạnh, để chuyển hóa lực lượng ngày càng
có lợi, người Việt Nam đã quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều về
chiến lược; còn trong chiến dịch và chiến đấu, thì vừa biết lấy ít đánh
nhiều, đồng thời khi cần thiết còn biết tập trung lực lượng đông hơn
địch một cách thích đáng để giành những chiến thắng quyết định.

3. Tư tưởng tích cực tiến công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.