nông dân - có như vậy mới phát huy được tính tích cực của đông đảo quần
chúng đối với sự nghiệp cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng và không ngừng
củng cố sự thống nhất về chính trị - tư tưởng trong nhân dân. Nhờ thực hiện
tốt quan điểm xây dựng căn cứ địa, hậu phương về mặt chính trị, tại các căn
cứ địa, hậu phương chung và hậu phương tại chỗ, nhân dân Việt Nam đã
hăng hái tham gia kháng chiến kiến quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự
đã phát huy được vai trò to lớn của căn cứ địa đối với cuộc kháng chiến.
Về quân sự, trong tư tưởng chỉ đạo cũng như trong hoạt động
thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng xây dựng căn cứ
địa, hậu phương về mặt quân sự. Trong công tác xây dựng về quân sự
thì việc vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân và
bố trí thế trận một cách hợp lý là những yếu tố quan trọng giúp cho
căn cứ địa, hậu phương có sức mạnh đánh bại mọi cuộc hành quân lấn
chiếm, càn quét hoặc tiến công với mọi quy mô của địch; đồng thời
làm bàn đạp xuất phát cho lực lượng vũ trang mở các cuộc phản công,
tiến công vào tận sào huyệt của kẻ thù.
Trong truyền thống quân sự Việt Nam thời trung đại (từ thế kỷ
XI đến thế kỷ XV), xây dựng hậu phương nói chung và xây dựng lực
lượng vũ trang nói riêng theo chính sách "ngụ binh ư nông"; nghĩa là
"gửi binh trong nông", gắn giữa "việc binh” và “việc nông”, để tacó đủ
lực lượng sản xuất vừa có được một quân số thường trực hợp lý, bảo
đảm kết hợp tốt giữa sản xuất và sẵn sàng chiến đấu. Kế thừa truyền
thống đó, trong thời hiện đại, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
trên cơ sở động viên, tổ chức quần chúng mà xây dựng ba thứ quân
một cách cân đối và hợp lý: phát triển rộng rãi dân quân tự vệ, ra sức
xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh, đồng thời xây dựng bộ đội
chủ lực tinh nhuệ và cơ động, với số lượng thích hợp, bảo đảm vừa có
đủ lực lượng chiến đấu bảo vệ căn cứ địa, hậu phương, vừa để số