lực lượng quân sự giữa các vùng. An Dương Vương, vua nước Âu Lạc
đã xây Loa Thành kiên cố, tổ chức và trang bị cho quân đội để bảo vệ
kinh đô. Căn cứ vào cấu trúc thành Cổ Loa và hệ thống vũ khí cung
nỏ, chúng ta hiểu được phần nào tư tưởng phòng vệ bảo vệ kinh đô
của An Dương Vương và quân đội Âu Lạc.
Từ sau khi lật đổ ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, giành
được độc lập, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê,
Mạc, Tây Sơn và nhà Nguyễn đã kế tiếp nhau xây dựng và bảo vệ đất
nước. Dưới sự lãnh đạo của các vương triều nói trên, quân và dân Đại
Việt đã phải tiến hành gần mười cuộc chiến tranh giữ nước. Kẻ thù
thường là những thế lực lớn, đông quân và có cùng chung biên giới
với nước ta. Hoàn cảnh lịch sử đã buộc các triều đại phong kiến Việt
Nam luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị tiềm lực quốc phòng để bảo vệ
nền hòa bình, ổn định đất nước, cũng như để có khả năng đánh thắng
quân xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc. Trên phương diện này, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và bảo vệ nền hòa bình, ổn định của đất nước là hai mục tiêu
chính của nền quốc phòng - đây cũng là mục tiêu cốt lõi trong truyền
thống quân sự của Việt Nam.
Trong các nhà nước quân chủ Việt Nam đã xuất hiện những
bậc minh quân, hiền thần cùng các chí sĩ yêu nước, có tinh thần dân
tộc rất cao. Những con người này khi lãnh đạo đất nước thường lo
lắng và quan tâm đến nền quốc phòng. Họ hiểu rằng, ngay từ trong
hòa bình vẫn phải cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để giữ nước.
Thông qua các chiếu chỉ, lời răn, thậm chí bằng cả thơ văn, bài hịch,
nhiều vị vua sáng, tôi hiền đã nêu lên những quan điểm tư tưởng tiến
bộ trong chỉ đạo sự nghiệp quốc phòng.
Bảo vệ đất nước, chuẩn bị lực lượng và kế sách đánh giặc là tư
tưởng lớn, là nhu cầu thường xuyên được những người đứng đầu triều đình
và các đại thần hết sức quan tâm. Các vua Lý, Trần, Lê đều ban chiếu, dụ