nhắc nhở quần thần, tướng lĩnh thường xuyên cảnh giác, bảo vệ biên cương
cả khi hòa bình cũng như khi có chiến tranh. Trong bài thơ Đoạt sáo
Chương Dương độ của Thái sư Trần Quang Khải làm ngay sau khi đại
thắng quân Mông - Nguyên năm 1285 có câu: "Thái bình tu trí lực, vạn cổ
thử giang san", có ý nhắc nhở rằng: Thái bình mà gắng sức tu rèn trí lực thì
mới giữ được giang sơn bền vững đời đời
6
. Bài thơ đó hàm chứa một nội
dung tư tưởng quốc phòng tiến bộ: dựng nước cũng chính là giữ nước, và
trong hoàn cảnh Việt Nam, muốn giữ nước phải dựng nước. Năm 1300, vua
Trần Anh Tông biết Trần Quốc Tuấn ốm không thể qua khỏi, đã đến bên
giường bệnh, lo lắng hỏi: "Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại sang thì kế
làm sao?"
7
. Đó là nỗi lo thường trực của nhà vua, vì hiểm họa ngoại xâm
luôn rình rập, uy hiếp từ phương Bắc.
Sau khi đánh thắng giặc Minh, giải phóng đất nước, Lê Thái Tổ, vị
vua dựng nghiệp của triều đại Lê Sơ, trong lúc khôi phục đất nước vẫn
không quên việc tổ chức củng cố quốc phòng, ông thường đích thân đi kinh
lý các vùng biên ải phía Bắc. Trong một lần kinh lý, nhà vua đã làm bài thơ
lưu lại cho các thế hệ, trong đó có câu: "Biên phòng hảo vị trù phương
lược, xã tắc ưng tu kế cửu an”, tức là biên phòng luôn phải có phương án
tốt, đất nước phải lo kế lâu dài. Và kế lâu dài đó của Lê Thái Tổ là không
chỉ chăm lo riêng về mặt võ bị mà còn phải chú ý đến nhiều mặt khác, cả
chính trị, kinh tế, văn hóa..., như sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua
lên ngôi đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây
dựng quan chức, thành lập phủ huyện, mở mang trường học. Có thể gọi là
kế xa rộng mở mang cơ nghiệp vậy"
8
. Và trước khi đi xa, vua Lê Thái Tổ
cũng không quên di chúc cho con cháu đời sau phải luôn "lo giữ nước từ
khi chưa nguy".
Ngay cả khi chiến tranh vừa kết thúc hay sắp kết thúc, những
nhà lãnh đạo chiến tranh của Việt Nam đã lo nghĩ đến việc hòa hiếu
với đối phương để duy trì hòa bình đất nước. Đúng lúc quân Tống
đang bị đánh tan tác ở bờ bắc sông Như Nguyệt (l077), Lý Thường
Kiệt đã chủ động "dùng biện sĩ để bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi