lược, Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định: Sức mạnh bảo vệ
đất nước vững chắc nhất là sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, trong
đó lực lượng vũ trang nhân dân là thành phần chủ yếu, mà quân đội cùng
với công an là lực lượng nòng cốt. Nền quốc phòng đó được hội tụ bởi sức
mạnh tổng hợp của mọi người dân Việt Nam, của chế độ mới, của nền văn
hóa và kinh tế mới. Cơ sở nền tảng của nền quốc phòng toàn dân chính là
sức mạnh của chế độ dân chủ nhân dân. Một nền quốc phòng thực sự do
dân, vì dân với nội dung và ý nghĩa đầy đủ nhất, phát triển cao nhất, được
vận dụng trong một chế độ mới sẽ cho phép động viên một cách rộng rãi, tổ
chức một cách khoa học mọi lực lượng của toàn dân, của cả nước, bảo vệ
vững chắc thành quả cách mạng, tiến hành kháng chiến thắng lợi. Tự lực,
tự cường - độc lập tự chủ kết hợp với tranh thủ sự ủng hộ quốc tế là những
đặc điểm nổi bật trong tư tưởng xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở Việt
Nam. Đó chính là những điểm khác biệt căn bản giữa tư tưởng xây dựng
nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam so với tư tưởng xây dựng quốc phòng
của các nước khác; giữa tư tưởng xây dựng quốc phòng thời đại Hồ Chí
Minh so với tư tưởng quốc phòng trong các triều đại phong kiến trước đây.
Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân được tạo thành bởi nhiều yếu tố,
nhiều mặt, đó là sức mạnh tổng hợp, được hình thành dưới sự lãnh đạo của
Đảng, được điều hành bởi bộ máy tổ chức, quản lý của Nhà nước và sự
tham gia tự nguyện của nhân dân.
b) Quan điểm quốc phòng toàn diện
Quan điểm quốc phòng toàn diện bao gồm xây dựng và liên
kết các mặt hoạt động về: chính trị, tư tưởng, kinh tế, quân sự, văn
hóa, ngoại giao, nhằm nâng cao khả năng quốc phòng để đất nước có
hòa bình, ổn định mà xây dựng. Tư tưởng quân sự Việt Nam từ trong
truyền thống cũng nhận thức được tính toàn diện của quốc phòng nên
đã có những đúc kết sâu sắc truyền lại cho các thế hệ mai sau như:
“dân giàu nước mạnh", "Quốc phú binh cường", "Quốc gia tính lực",
"Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức" thì giữ được
nước, v.v..