LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 208

với an ninh - vì thế, xu hướng của nền quốc phòng luôn được đặt trong
bối cảnh phát triển đường lối chính trị của các lực lượng chính trị đại
diện cho quốc gia - dân tộc.

Như vậy, trong thời phong kiến cũng như trong thời hiện đại,

tư tưởng về nền quốc phòng, hay tư tưởng giữ nước, không bao giờ
tách rời với tư tưởng về ổn định và phát triển kinh tế - chính trị -
hội, hay tư tưởng dựng nước. Thực vậy, bản chất của nền quốc phòng
như đã nói ở Chương I, xét đến cùng, là một biểu hiện của tinh thần
dân tộc,
của chủ nghĩa yêu nước và của truyền thống quân sự. Trải qua
lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước lâu dài và nhiều thử thách,
tưởng quốc phòng
đã đạt đến sự phát triển đỉnh cao trong thời hiện đại
với đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Sự phát triển ấy gắn liền với hai chiến công lẫy lừng của
lịch sử quân sự thế giới nói chung và lịch sử quân sự Việt Nam nói
riêng, trước hai thế lực quân sự hàng đầu của thời đại: thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ.

Nắm vững luận điểm của Lênin về "bảo vệ chủ nghĩa xã hội

với tính cách là Tổ quốc”,Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa luôn luôn chủ trương quốc phòng phải gắn liền với an ninh, quốc
phòng không chỉ bảo vệ Tổ quốc mà còn phải bảo vệ chế độ, bảo vệ
lợi ích của nhân dân. Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
sớm xác định, quốc phòng và an ninh là hai mặt hoạt động quan trọng,
có quan hệ chặt chẽ với nhau do quân đội và công an là lực lượng
nòng cốt thực hiện, nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa.

________________

Chú thích:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8,

tr.180.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.