độc lập tự chủ của mình. Rõ ràng “muốn người ta giúp cho, thì trước mình
phải tự giúp lấy mình đã"
31
và mặt khác “giúp bạn cũng là tự giúp mình”.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, bằng đường lối ngoại giao đúng đắn, Việt Nam đã tranh thủ được sự
ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân
dân tiến bộ thế giới. Trên bán đảo Đông Dương, do cùng chung cảnh ngộ bị
đế quốc xâm lược và cùng chung kẻ thù, nên nhân dân ba nước Việt Nam,
Lào và Campuchia đã sớm hình thành khối liên minh chiến đấu Việt - Miên
- Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và sau đó trong kháng chiến
chống đế quốc Mỹ. Khối liên minh ấy đã phát huy tác dụng hỗ trợ lẫn nhau;
đó chính là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
của mỗi nước.
Công cuộc củng cố quốc phòng ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh
thống nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô, Trung Quốc
và các nước anh em khác viện trợ cả về kinh tế và quân sự. Có sự nỗ lực
của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, lại có sự giúp đỡ của quốc tế, nền
quốc phòng Việt Nam đã phát huy được tối đa sức mạnh của mình, đã bảo
vệ được miền Bắc, đánh thắng giặc Mỹ ở miền Nam, hoàn thành sự nghiệp
thống nhất nước nhà.
*
* *
Nhìn lại lịch sử tư tưởng quốc phòng Việt Nam, ta có thể thấy
rõ một tuyến phát triển liên tục của ba nội dung chính: Một là, mục
tiêu của nền quốc phòng là bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc, tự
chủ quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Hai là, phương tiện của nền quốc
phòng là lực lượng quân sự được chính quy hóa từng bước, kết hợp
với sự ủng hộ chính trị của nhân dân, phát triển nền quốc phòng lên
quốc phòng toàn dân, với xu hướng hiện đại toàn diện. Ba là, bản chất
của nền quốc phòng là hoạt động quân sự nằm trong tổng thể các hoạt
động kinh tế - chính trị của đất nước, do đó cần kết hợp quốc phòng