sự trước mắt và lâu dài. Kế hoạch đó cần xác định tầm quan trọng về
quốc phòng của mỗi địa bàn chiến lược, tập trung lực lượng đẩy mạnh
việc xây dựng và củng cố khả năng phòng thủ về mọi mặt ở những
vùng đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào kế hoạch phòng thủ và xuất phát
đầy đủ từ yêu cầu kết hợp củng cố quốc phòng với xây dựng kinh tế
mà xác định phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang; chuẩn bị kế
hoạch động viên thời chiến và đề ra những yêu cầu cụ thể đối với các
ngành khác ở trung ương cũng như địa phương trong việc phục vụ
quốc phòng trước mắt và lâu dài.
Về văn hóa - xã hội, việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân
còn quan hệ mật thiết với sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục, phát
triển khoa học - kỹ thuật, phát triển y tế, thể dục thể thao... Văn hóa -
xã hội luôn là một nhân tố quan trọng của sức mạnh quốc phòng. Bởi
vì "xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ mới
cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Chính con người có giác ngộ
chính trị, có kiến thức, có sức khỏe sẽ là động lực quan trọng để xây
dựng và củng cố quốc phòng. Đấu tranh chống văn hóa độc hại của đế
quốc, phong kiến, bảo vệ và phát huy văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng
là một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, liên quan mật thiết đến quốc
phòng.
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân thù
thường sử dụng tất cả các thủ đoạn, về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa
học - kỹ thuật quân sự... Chúng tìm cách phá hoại an ninh hậu phương
của Việt Nam. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cũng
chứng minh cho thấy giặc ngoài bao giờ cũng cấu kết với thù trong.
Chính vì vậy, để xây dựng được một nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh thì cần kết hợp cả quốc phòng với an ninh. An ninh trật tự xã hội
có được bảo đảm, chính trị có ổn định, quốc phòng mới có điều kiện
củng cố và phát triển; ngược lại, nền quốc phòng có vững mạnh mới
đủ sức răn đe các thế lực hiếu chiến, các lực lượng chống đối, góp
phần ổn định chính trị và giữ vững an ninh quốc gia.