c) Quan điểm quốc phòng hiện đại
Trước sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, Đảng và Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấy nhất thiết phải từng bước xây dựng
một nền quốc phòng hiện đại. Muốn vậy, phải cố gắng xây dựng và
phát triển nền kinh tế quốc dân, để có cơ sở vật chất mà hiện đại hóa
quốc phòng. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đất nước chưa phát
triển, việc hiện đại hóa nền quốc phòng, đặc biệt là hiện đại hóa trang
bị, vũ khí cho lực lượng vũ trang ta phải dựa một phần quan trọng vào
sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trước hết là Liên Xô
và Trung Quốc. Do đó, Trung ương Đảng chủ trương hiện đại hóa
quốc phòng phải tiến hành từng bước, một mặt đề cao tinh thần tự lực,
tự cường, đồng thời phải biết tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế. Tuy nhiên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao yếu tố con người, cho rằng: "Người
trước súng sau”. Quan điểm quốc phòng hiện đại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam là không ỷ lại vào trang bị vũ khí hiện đại mà quan
trọng nhất là phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có giác ngộ chính trị,
có kiến thức khoa học, có năng lực vận dụng sáng tạo để làm chủ vũ
khí, trang bị hiện đại.
d) Quan điểm quốc phòng liên minh
Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là thực hiện đường lối
đối ngoại đúng đắn và khôn khéo nhằm góp phần tích cực nâng cao sức
mạnh quốc phòng. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là bài
học lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam để giành thắng lợi trước kẻ thù
xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cách mạng Việt Nam “là bộ
phận hợp thành không thể tách rời của cuộc đấu tranh của quần chúng lao
động toàn thế giới chống bọn đế quốc áp bức"
30
. Chúng ta chiến đấu vì sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc mình, đồng thời phải làm tròn nghĩa
vụ quốc tế. Tuy nhiên, muốn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc
và quốc tế thì mỗi dân tộc trước hết phải nêu cao tinh thần tự lực tự cường,