triều đình, quân địa phương các châu lộ và dân binh làng bản; trong đó
quân triều đình là lực lượng nòng cốt, chủ yếu. Nhà nước phong kiến
thi hành chính sách "ngụ binh ư nông", gắn kinh tế với quốc phòng,
tạo ra một lực lượng quân đội thường trực có số lượng hợp lý, một lực
lượng dự bị đông đảo, bảo đảm yêu cầu vừa sản xuất vừa canh phòng
giữ nước.
Trong thời hiện đại, nhiệm vụ xây dựng lực lượng quân sự bao
gồm nhiệm vụ tích cực xúc tiến vũ trang toàn dân, công tác quân sự
hóa toàn dân, thực hiện vũ trang quần chúng cách mạng một cách rộng
rãi đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, chính quy, từng
bước hiện đại. Trong xây dựng quốc phòng, Đảng và Nhà nước Việt
Nam ta coi xây dựng lực lượng vũ trang là chủ yếu, trong đó nòng cốt
là quân đội và công an, kết hợp quốc phòng với an ninh.
Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quân sự là việc chủ chốt trong
kháng chiến" và kêu gọi phải "đẩy tới quân sự, kháng chiến trên hết,
quân sự trên hết"
28
. Thời kỳ này, tư tưởng quốc phòng gần như đồng
nhất với tư tưởng quân sự. Trong xây dựng quân sự thì việc xây dựng
lực lượng vũ trang có tầm quan trọng nhất. Nghị quyết Trung ương lần
thứ 12 khóa II (3-1957) xác định: “Phải tích cực xây dựng quân đội,
củng cố quốc phòng... tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng
mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy hiện đại”
29
cùng với xây dựng
quân đội còn phải chú ý xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu mà vấn đề
căn bản của việc xây dựng lực lượng hậu bị mình là động viên toàn
dân tích cực thi hành nghĩa vụ quân sự.
Để bảo đảm cho đất nước có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt,
đủ sức đập tan mọi âm mưu và hành động chiến tranh của chủ nghĩa
đế quốc, trước hết phải nâng cao tinh thần cảnh giác và trình độ sẵn
sàng chiến đấu của quân đội và nhân dân. Hoàn chỉnh kế hoạch phòng
thủ chung cũng như phòng thủ khu vực, phù hợp với nhiệm vụ quân