Chương V
TƯ TƯỞNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
I- XÁC ĐỊNH VAI TRÒ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRONG TIẾN TRÌNH ĐẤU TRANH GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Trong lịch sử hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam thường xuyên
phải đương đầu với nhiều thế lực xâm lược. Chỉ tính từ thế kỷ III
trước Công nguyên, tức là từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nhà
Tần đến nay, trải qua 2.300 năm, người Việt Nam đã phải cầm vũ khí
chiến đấu chống quân thù tới 12 thế kỷ. Để chiến thắng những kẻ thù
có tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao
độ ý chí kiên cường, trí tuệ tài ba và năng lực sáng tạo, thực hành
kháng chiến toàn dân, toàn diện, cả nước đánh giặc. Từ thực tiễn
phong phú trong quá trình đấu tranh giữ nước, các nhà lãnh đạo quốc
gia qua các triều đại trước đây cho đến ngày nay đã có nhận thức sâu
sắc về sự cần thiết phải xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh để
làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ
quốc.
Theo nhiều nguồn tài liệu, từ thời An Dương Vương, lực lượng
vũ trang đã được xây dựng khá mạnh và được trang bị vũ khí khá tốt.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do tư
tưởng chỉ đạo về chính trị - ngoại giao của An Dương Vương, "giặc
vào sát cõi mà chưa từng sai một viên tướng, ra một đạo quân. Đợi
đến lúc giặc vào sát quốc đô, vẫn còn muốngiải quyết cơ mưu trong