chốc lát"
1
, nên cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thất bại, nước
Âu Lạc bị thôn tính và sáp nhập vào đất Nam Việt của Triệu Đà (179
trước Công nguyên). Từ đó, nhân dân bị đọa đày, bị áp bức nặng nề,
nhưng cũng từ đó, ý thức dân tộc của người Việt trỗi dậy mạnh mẽ.
Suốt hơn 10 thế kỷ kiên cường đấu tranh chống ách đô hộ
phương Bắc, đầu thế kỷ X, nước Đại Việt đã giành được độc lập. Từ
bài học hiểm họa xâm lăng trước đó và nhất là trước các mưu đồ khôi
phục lại nền đô hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc, các triều
đại nối tiếp nhau đều rất chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang vững
mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ. Vua Lý Nhân Tông nhắc nhở các đại thần rằng: "Nên sửa
sang võ bị để đề phòng việc không ngờ"
2
. Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ
trương xây dựng "đội quân nhân nghĩa" và cho rằng: "Binh là cốt để
bảo vệ dân, chứ không làm hại cho dân"
3
. Khi đất nước đã được giải
phóng khỏi ách quân xâm lược nhà Minh, Lê Thái Tổ vẫn đặc biệt
quan tâm đến củng cố quân sự và đã ra lệnh: "Đại thần văn võ, trăm
quan các ngươi hãy chăm đến việc nông trang, chỉnh đốn quân ngũ,
sửa sang chiến cụ, thuyền bè"
4
. Nguyễn Trãi trong bài thơ Quan duyệt
thủy trận đã viết: "Yên rồi còn nghĩ chuyện binh nhung"
5
.
Dưới các đời vua kế tiếp, vai trò của lực lượng vũ trang trong
sự nghiệp bảo vệ quốc gia tiếp tục được khẳng định. Một tháng sau
khi lên ngôi (7-1460), trong sắc chỉ gửi cho 5 đạo quân và các phủ,
trấn, Lê Thánh Tông nhấn mạnh: "Có quốc gia là phải có võ bị"
6
. Ông
cho rằng, một trong những nhiệm vụ của người làm vua là phải:
"Chăm lo hỏi han việc võ bị, coi trọng tướng quyền" (Bài thơ ngự chế:
Đạo làm vua)
7
. Từ quan điểm đó, suốt 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông
đã xuống chiếu 37 chỉ, dụ, đề cập đến vấn đề quốc phòng, trong đó có
28 chỉ, dụ, về xây dựng, tổ chức quân đội. Để giữ nghiêm việc quân,
Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) có chương Quân Chính gồm 48
điều quy định các việc trong quân đội. Có thể thấy, dọc theo lịch sử