Có thể thấy, tư tưởng về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội của
thời phong kiến chủ yếu xoay quanh: Một: quan hệ tướng và quân,
hai: tài điều khiển quân đội, ba: lòng trung thành với triều đình, quốc
gia, dân tộc. Ba nhân tố này cho thấy tư tưởng quân sự về đội ngũ cán
bộ quân đội thời phong kiến chủ yếu được đưa ra dưới quan điểm của
triều đình, trong nhu cầu phát triển lực lượng quốc phòng. Trong khi
đó, thời hiện đại, tư tưởng xây dựng đội ngũ cán bộ lại được đưa ra để
đáp ứng nhu cầu cấp thiết của lịch sử: giải phóng dân tộc, bảo vệ
thành quả cách mạng.
Kế thừa và phát huy di sản dân tộc về xây dựng đội ngũ tướng
lĩnh và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin về xây dựng đội ngũ cán
bộ quân đội kiểu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây
dựng đội ngũ cán bộ quân sự, vì "Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi...
thì nước mạnh. Tướng xoàng thì nước hèn"
60
. Người khẳng định:
"Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém"
61
,
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"
62
. Xuất phát từ quan điểm đó, từ
những năm 1925 - 1926, Người đã cử nhiều cán bộ đi học quân sự để
chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng vũ trang trong tương lai. Khi về
nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người chỉ
thị cử nhiều cán bộ đi học quân sự ở nước ngoài và chú trọng mở
nhiều trường đào tạo huấn luyện cán bộ quân sự ở trong nước.
Theo Người, đào tạo đội ngũ cán bộ phải toàn diện, cả đức và
tài. Hai mặt đó thống nhất, gắn bó với nhau, tạo thành nhân cách của
người cán bộ. Nhấn mạnh đến mặt đạo đức, Người nói: "Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân". Đạo đức cách mạng của người cán bộ
quân đội là "trung với nước, hiếu với dân", suốt đời phấn đấu cho mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, ra sức làm việc, giữ vững kỷ luật; thực hiện
tốt đường lối, chính sách của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi
ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư. Người cũng rất coi trọng việc bồi dưỡng tri thức