tâu trình vua bổ dụng. Nhằm hạn chế "thiên tư" trong việc cử người,
vua Lê Thánh Tông quy định rất nghiêm khắc: "Ai dám thiên tư cử
người hèn kém, tham lười sẽ bị trị tội". Nhận xét về bảo cử mới đặt từ
đời Hồng Đức, sử gia Phan Huy Chú đã viết: "Bấy giờ việc ấy làm rất
thận trọng, trừng phạt lại rất nghiêm, cho nên không ai dám bảo cử
thiên tư, các chức đều xứng đáng, rút cuộc thu được hiệu quả là chọn
được nhiều người hiền tài cho nước"
55
.
Để đội ngũ võ quan, tướng lĩnh vững mạnh, triều đình nhà Lê
Sơ tiến hành khảo xét, thải bớt những người thiếu năng lực. Ngay từ
năm 1428, triều đình đã mở đợt khảo xét, chia thành bốn bậc, các quan
ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi; quan võ thi võ kinh, pháp lệnh và kỳ
thư. Đời Lê Thái Tông, việc thi cử và khảo xét quan lại được tiến hành
chặt chẽ hơn. Nhà vua định phép sát hạch: Các quan văn, võ đều do
tổng quản nơi trực thuộc sát hạch, kết quả chia làm 3 bậc; về sau, việc
khảo sát võ quan được tách riêng đi sâu vào chuyên môn võ nghệ. Đời
Lê Thánh Tông, các đợt khảo sát được tiến hành dưới hình thức đô thí,
cứ 3 năm mở một kỳ thi bắt buộc đội với các võ quan, tướng lĩnh. Kết
quả thi chia thành 5 cấp, lấy đó làm tiêu chuẩn thăng, giáng. Đến năm
1488 (Mậu Thân), triều đình định rõ phép khảo xét công trạng các
quan; 3 năm thi sơ khảo, 6 năm tái khảo, 9 năm thông khảo, nếu ai có
tài năng khác thường sẽ được nhà vua đặc cách cân nhắc, không tính
niên hạn. Đồng thời, nhà vua còn ra sắc chỉ cho trưởng quan các nha
môn ở ngũ phủ và các vệ kén chọn người thuộc quyền mình cai quản,
ai có công, tài năng kiến thức, lão luyện võ nghệ, mẫn cán và thanh
liêm thì giữ nguyên chức, còn những kẻ tham nhũng, làm việc yếu
kém thì tâu lên để bãi chức.
Thực hiện các giải pháp đó, vương triều Lê Sơ chọn lọc được những
người thực sự kiêm đủ đức và tài, thay những người non yếu trong thực thi
trách nhiệm. Nhờ đó mà đội ngũ võ quan có chất lượng ngày càng cao, "các
quan đều làm việc giỏi, gọi là đời thịnh trị"
56
.