tuyển lựa những người có tài quân sự để chỉ huy các đơn vị. Đi đôi với
chủ trương đối đãi trọng hậu với các tỳ tướng, Trần Quốc Tuấn đồng
thời chỉ cho họ hiểu rõ về mặt quyền lợi và trách nhiệm. Phẩm chất
quan trọng hàng đầu mà Trần Quốc Tuấn đòi hỏi các tướng lĩnh là
phải có năng lực chỉ huy, phải có sự trung nghĩa. Phẩm chất đó thể
hiện ở thực tiễn, tức là gắn liền với những chiến công trong quá trình
rèn luyện cũng như chỉ huy quân sĩ giết giặc, cứu nước ngoài chiến
trận. Trần Quốc Tuấn không chỉ quan tâm rèn luyện năng lực chỉ huy,
bồi dưỡng tư tưởng đúng, tình cảm tốt đẹp ý chí quyết chiến, quyết
thắng quân thù mà ông còn phê phán gay gắt tư tưởng cầu an và mọi
biểu hiện bất tuân mệnh lệnh. Đồng thời, ông khích lệ tướng lĩnh chăm
lo xây dựng quân đội, thao luyện quân sĩ, làm cho "người người giỏi
như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ", có như vậy mới đánh
thắng giặc, giữ gìn được đất nước. Với quan điểm coi trọng đội ngũ
tướng lĩnh và chọn dùng người tài, rèn tướng, luyện sĩ, triều Trần thực
sự đã xây dựng được đội ngũ chỉ huy trung thành, tài trí, mưu lược -
yếu tố tạo nên quân đội thiện chiến, cùng toàn dân đánh thắng kẻ thù
xâm lược sừng sỏ Mông - Nguyên.
Thời Lê Sơ, các vua triều Lê luôn khẳng định quan điểm đề
cao vai trò của người làm tướng. Ngay khi đang còn kháng chiến
chống quân Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh rằng: "Thiên
hạ được yên hay phải nguy, sinh dân bị họa hay hưởng phúc, thực do ở
việc binh, mà binh quyền giữ lấy hay bỏ, cho hay cướp lấy, quan hệ ở
người làm tướng. Cho nên có câu nói rằng: Tướng là người giữ vận
mệnh của quân"
50
. Khi đất nước hết chiến tranh, Lê Thái Tổ vẫn rất
coi trọng người cầm quân. Trong một buổi bàn công việc đất nước
(10-1429), ông đã nói với các quan đại thần: "Người xưa có câu: Vua
không chọn tướng thì khác gì dâng nước mình cho giặc. Trẫm luôn
suy nghĩ điều đó, ngày đêm không quên"
51
. Do nhận thức đúng vai trò
quan trọng của đội ngũ tướng lĩnh trong xây dựng quân đội, nên triều
Lê Sơ có yêu cầu rất cao đối với việc tuyển chọn, đào tạo võ tướng. Lê