LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 251

Gắn liền với đào tạo, giáo dục cán bộ là khâu sử dụng, bố trí cán bộ.

Bố trí đúng cán bộ vào các vị trí phù hợp là cực kỳ quan trọng. Về điểm
này, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh "trực tiếp lựa chọn
những cán bộ chủ chốt của quân đội và khi đã giao nhiệm vụ thì hoàn toàn
tin tưởng"

68

. Những cán bộ chủ chốt trong thời kỳ đầu xây dựng quân đội

cũng như các thời kỳ sau này là những người cộng sản kiên cường, có
phẩm chất đạo đức cao, có năng lực tổ chức và chỉ huy, là nhân tố đầu tàu
của sự phát triển lực lượng chiến đấu sắc bén của Đảng.

Như vậy với quan điểm coi trọng đội ngũ tướng lĩnh, chọn dùng

người tài, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, các nhà lãnh đạo quốc gia phong
kiến trước đây cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đã xây dựng
được đội ngũ cán bộ, tướng lĩnh trung thành, tài trí, mưu lược làm nòng cốt
để xây dựng quân đội qua các thời kỳ lịch sử.

VI- QUAN TÂM GIẢI QUYẾT TRANG BỊ VŨ KHÍ, XÁC ĐỊNH LỐI ĐÁNH GIẶC CỦA LỰC

LƯỢNG VŨ TRANG

Chức năng chủ yếu của lực lượng vũ trang là đánh giặc giải phóng

dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, bên cạnh việc chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ, xem đó là nhân tố quyết định, dân tộc Việt Nam đồng thời coi
trọng trang bị vũ khí và xác định lối đánh giặc cho lực lượng vũ trang đánh
thắng các thế lực xâm lược.

Trong lịch sử, tổ tiên ta rất quan tâm đến việc rèn đúc chiến cụ,

sắm sửa vũ khí để trang bị cho quân đội. Theo thư tịch cổ và truyền
thuyết, sau khi xây dựng thành Cổ Loa, An Dương Vương giao cho
Cao Lỗ chế tạo "nỏ thần". Công dụng của loại vũ khí này được sách
Việt sử lược ghi: "Cao Lỗ làm được nỏ Liên Châu, mỗi lần giương nỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.