mềm. Súng to nhỏ khác nhau, thứ lớn dùng xe, thứ nhỏ dùng giá, dùng
bệ, vác vai. Thứ lớn lợi cho phòng thủ, thứ nhỏ lợi cho chiến đấu, tùy
nghi mà dùng"
72
. Mô tả uy lực của súng thần cơ, sách Việt kiệu thư đời
Minh viết: "Súng thần cơ có được gần đây, bắn đi bằng lửa, đi xa
ngoài trăm bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa
đã đến". Sách Trấn trạch kỷ văn của Vương Ngao (nhà Minh) viết rõ
thêm: "Khi Thành Tổ thân chinh Mạc Bắc (chỉ Mông Cổ) dùng súng
thần An Nam vừa bắt được, kẻ địch một người tiến lên, lại hai người
nữa tiếp theo đều trúng súng (đạn lửa) mà chết"
73
. Qua sử sách Trung
Quốc đời Minh, chúng ta rõ thêm về thành tựu sáng chế vũ khí của
nền kỹ thuật quân sự Việt Nam thời Hồ.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng
rất quan tâm đến việc rèn đúc vũ khí cho nghĩa quân, đồng thời coi
trọng nguồn vũ khí thu được của giặc để đánh địch. Thời Tây Sơn,
Quang Trung rất quan tâm đến việc chế tạo vũ khí trang bị cho quân
đội. Bởi thế, kỹ thuật quân sự thời đó có bước phát triển mới. Thủy
quân được trang bị các chiến thuyền có trọng tải lớn, hỏa lực mạnh.
Bộ binh, kỵ binh, tượng binh được trang bị các loại hỏa hổ (súng phun
lửa) và hỏa cầu. Đến thời Nguyễn, cùng với việc kế thừa kỹ thuật chế
tạo vũ khí của các triều đại trước, nhà Nguyễn còn tranh thủ kỹ thuật
phương Tây để chế tạo vũ khí. Các xưởng vũ khí sản xuất được súng
điểu thương, súng kíp, súng hỏa mai, súng phun lửa bằng đồng, đại
bác bằng gang; tuy số lượng không nhiều và còn lạc hậu, nhưng rất
cần để trang bị cho quân đội. Trong các cuộc khởi nghĩa chống thực
dân Pháp, các vị thủ lĩnh nghĩa quân cũng rất quan tâm đến việc chế
tạo vũ khí thô sơ trang bị cho nghĩa quân. Tiêu biểu là Cao Thắng
cùng nghĩa quân Hương Khê đã nghiên cứu và chế tạo được súng
trường theo kiểu 1874 của Pháp (kiểu súng trường mới cỡ nòng
11mm), khiến cho không chỉ sĩ quan Pháp mà cả "các kỹ sư Âu châu
cũng phải kinh ngạc"
74
.